Trong đó, 6 mặt hàng đạt thặng dư thương mại riêng lẻ (của ngành) trên 1 tỷ USD, bao gồm gỗ và các sản phẩm từ gỗ, rau quả, cà phê, gạo, tôm và cá tra.
Cụ thể, gỗ và sản phẩm từ gỗ dẫn đầu với thặng dư 10,91 tỷ USD (tăng 19,6%); rau quả đạt thặng dư 4,47 tỷ USD (tăng 39,6%); cà phê 4,33 tỷ USD (tăng 38,5%); gạo 3,68 tỷ USD (tăng 13,1%); tôm 2,92 tỷ USD (tăng 21,7%); cá tra 1,54 tỷ USD (tăng 8,7%).
Mặc dù có một số mặt hàng thâm hụt, nhưng tính chung, xuất siêu toàn ngành nông lâm thủy sản đạt 15,21 tỷ USD (tăng 62,2% so với cùng kỳ năm trước).
Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là các đối tác chủ lực, lần lượt chiếm 21,6%, 21,5% và 6,5% thị phần. Trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng mạnh 25,9%, Trung Quốc tăng 11,4% và Nhật Bản tăng 5,9%.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng nhập khẩu, với tổng kim ngạch nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 36,53 tỷ USD, tăng 8,5%.
Do nhập khẩu ở mức lớn nên các nhóm hàng như nguyên liệu đầu vào sản xuất và sản phẩm chăn nuôi đều thâm hụt, trong đó đầu vào sản xuất thâm hụt 4,75 tỷ USD (tăng 7%) và sản phẩm chăn nuôi thâm hụt 2,64 tỷ USD (tăng 7,2%).
Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, mặc dù nhập khẩu gia tăng, song điều này phản ánh nhu cầu nguyên liệu và sản phẩm đầu vào cho sản xuất trong nước vẫn còn lớn, cho thấy dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ của hoạt động sản xuất.