5G phát triển ổn định, lưu lượng dữ liệu di động toàn cầu sẽ tăng gấp ba trong sáu năm

Ericsson (NASDAQ: ERIC) ước tính rằng gần 1/5 tổng số thuê bao di động toàn cầu sẽ là thuê bao 5G vào cuối năm 2023, nhờ tốc độ tăng trưởng ổn định, bất chấp những khó khăn kinh tế thường xuyên và bất ổn địa chính trị ở một số thị trường.
Lưu lượng dữ liệu di động trên điện thoại tiếp tục tăng mạnh ở Đông Nam Á
Lưu lượng dữ liệu di động trên điện thoại tiếp tục tăng mạnh ở Đông Nam Á

Thống kê được nêu trong ấn bản tháng 11 năm 2023 của Báo cáo Di động Ericsson, ước tính sẽ có 610 triệu thuê bao 5G mới cho năm dương lịch 2023 – tăng 63% so với năm 2022 – nâng tổng số thuê bao toàn cầu lên 1,6 tỷ, hơn khoảng 100 triệu thuê bao trong dự báo trước đó.

Xét theo khu vực, thuê bao 5G ở Bắc Mỹ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Đến cuối năm 2023, khu vực này dự kiến sẽ có tỷ lệ sử dụng thuê bao 5G cao nhất trên toàn cầu với mức 61%. Tốc độ tăng trưởng thuê bao 5G cũng rất mạnh mẽ ở Ấn Độ trong suốt năm 2023. Vào cuối năm 2023 – 14 tháng sau khi ra mắt thương mại – tỷ lệ thâm nhập 5G dự kiến sẽ đạt 11% ở Ấn Độ.

Báo cáo cho thấy trong 6 năm từ cuối năm 2023 đến năm 2029, số thuê bao 5G toàn cầu được dự báo sẽ tăng hơn 330% – từ 1,6 tỷ lên 5,3 tỷ. Vùng phủ sóng 5G được dự báo sẽ đáp ứng cho hơn 45% dân số toàn cầu vào cuối năm 2023 và 85% vào cuối năm 2029. Khu vực Bắc Mỹ và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh dự kiến sẽ có tỷ lệ thâm nhập 5G cao nhất vào cuối năm 2029 ở mức 92%. Tiếp theo là Tây Âu với dự báo tỷ lệ thâm nhập là 85%.

Fredrik Jejdling, Phó Chủ tịch Điều hành kiêm Giám đốc Các hệ thống Mạng của Ericsson, cho biết: “Với hơn 600 triệu thuê bao 5G tăng thêm trên toàn cầu trong năm nay và đang tiếp tục gia tăng ở mọi khu vực, rõ ràng là nhu cầu về kết nối hiệu suất cao là rất lớn. Việc triển khai 5G vẫn đang diễn ra và chúng tôi nhận thấy ngày càng có nhiều mạng 5G được triển khai, mang lại cơ hội hỗ trợ các ứng dụng mới có yêu cầu băng thông cao hơn cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp”.

Số lượng thuê bao 5G sẽ đạt khoảng 550 triệu ở Đông Nam Á và châu Đại Dương vào cuối năm 2029. Ngoài việc tạo ra hạ tầng 5G tiên phong trong khu vực, trọng tâm của các nhà cung cấp dịch vụ là hướng tới đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Lưu lượng dữ liệu di động trên điện thoại tiếp tục tăng mạnh ở Đông Nam Á và châu Đại Dương, dự kiến sẽ tăng từ mức 24GB mỗi tháng vào năm 2023 tới khoảng 66GB mỗi tháng vào năm 2029, tốc độ CAGR đạt 19%.

Bà Rita Mokbel, Giám đốc Ericsson Việt Nam, cho biết: “Tại Ericsson, chúng tôi đã tận dụng lợi thế dẫn đầu về công nghệ của mình để đưa trải nghiệm người dùng đẳng cấp thế giới vào trạm phát sóng 4G mở rộng tại Việt Nam có thể dễ dàng nâng cấp lên 5G khi cần thiết. 5G sẽ là nền tảng hạ tầng quan trọng giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, 5G sẽ cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tại Việt Nam cung cấp trải nghiệm băng thông rộng di động nâng cao cho người tiêu dùng cũng như nâng cao công suất của các hệ thống mạng để quản lý lưu lượng dữ liệu ngày càng tăng. Theo thời gian, chúng tôi hy vọng sẽ có thêm các trường hợp sử dụng 5G sáng tạo mới trong các lĩnh vực 5G dành cho doanh nghiệp.”

Tin cùng chuyên mục