Trước đó, vào chiều ngày 7-3, Bệnh viện Đa khoa Trung ương thành phố Cần Thơ tiếp nhận và cấp cứu 5 ca ngộ độc do ăn cá nóc mít. Đây là những người dân ở Xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Trong đó, có 3 bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, phải thở bằng máy.
Vụ ngộ độc xảy ra khoảng trưa ngày 7-3, khi ông Trần Văn Ái bắt được khoảng 2 ký cá nóc mít đem nấu canh chua và rủ người em trai của mình là ông Trần Thanh Sơn cùng vài người hàng xóm sang nhậu. Mặt dù được một phụ nữ cảnh báo nguy hiểm tính mạng khi ăn loại cá này, nhưng mọi người vẫn chủ quan.
Hơn 2 tiếng sau, 5 người ăn cá nóc mít có triệu trứng tê lưỡi, tay chân và nôn ối, được gia đình nhanh chóng đưa các lên Trung tâm Y tế ở huyện Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) cấp cứu. Tuy nhiên, do tình hình ngày càng trở nặng nên từ khoảng 17 giờ đến 20 giờ cùng ngày, tất cả đều được chuyển lên Bệnh viện đa khoa Trung ương thành phố Cần Thơ cấp cứu.
Bác sĩ Huỳnh Trọng Nghĩa, chuyên Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết: “Cá nóc không có thuốc đối kháng trực tiếp, chủ yếu điều trị trực tiếp. Thông thường tùy từng người sau khoảng vài phút đến vài giờ bệnh nhân có biểu hiện ra ngoài…”
Dù được bệnh viện chữa trị tích cực, nhưng 3 bệnh nhân vẫn còn hôn mê sâu, tình hình rất nguy kịch phải thở bằng máy, 2 người còn lại sức khỏe được ổn định và được chuyển sang phòng hồi sức.
Theo các bác sĩ, tình trạng ngộ độc cá nóc đã được thông tin thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhưng nhiều người vẫn không hề lo sợ. Hiện nhiễm độc cá nóc chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên khả năng tử vong rất cao khi không phát hiện và chữa trị kịp thời.