Trong năm 2019, để đẩy mạnh cường độ công nghệ của doanh nghiệp, các CEOs châu Á nên cân nhắc 5 quyết định quan trọng sau:
Hiện đại hóa chiến lược dữ liệu:
Nếu như một doanh nghiệp số được xem là cơ thể của con người, thì dữ liệu chính là máu nuôi dưỡng cơ thể đó. Ở những doanh nghiệp lớn tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, vấn đề không nằm ở chỗ thiếu dữ liệu, mà nằm ở chỗ số lượng dữ liệu thu thập được quá nhiều, đòi hỏi nhiều công sức để quản lý và phân tích. Đơn cử một ngân hàng ngày nay cần phải theo dõi và phân tích một số lượng dữ liệu khổng lồ chưa được cơ cấu, từ nhiều kênh khác nhau. Khối lượng dữ liệu đầu vào quá nhiều như vậy dẫn đến đòi hỏi tất yếu về nguồn lực để có thể đáp ứng được những yêu cầu gắt gao về pháp chế và tuân thủ. CEO cần phải ưu tiên việc hoạch định lại chiến lược dữ liệu của công ty, từ việc thiết lập một nền tảng an ninh đến việc quản lý và tập trung dữ liệu, nhằm xây dựng một văn hóa doanh nghiệp, nơi mà tất cả nhân viên đều tôn trọng dữ liệu trong các hoạt động hằng ngày của họ. Có như vậy, những công nghệ số hóa mới nhất như AI mới có thể thực sự được ứng dụng một cách tốt nhất trong doanh nghiệp.
Tăng tốc ứng dụng đám mây:
Trước đây, rất thường xuyên chúng tôi nhận được câu hỏi “Có nên di chuyển dữ liệu lên đám mây?” từ các CEOs. Bây giờ, câu hỏi đó được thay bằng: “Liệu có đủ khả năng để không lưu trữ trên mây không?”.
Câu hỏi này không phải chỉ liên quan đến khía cạnh kinh tế (mặc dù đối với nhiều khách hàng, ROI của việc di chuyển lên mây là rất hấp dẫn). Các nhà lãnh đạo cũng cần phải cân nhắc những rủi ro trong việc duy trì cơ sở hạ tầng của trung tâm an ninh dữ liệu trên máy chủ tại chỗ, bao gồm phần cứng, phần mềm, an ninh về mặt vật lý và hoạt động, thuê các chuyên gia an ninh mạng và đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn cũng như yêu cầu gắt gao của ngành. Nhiều doanh nghiệp hiện đang lựa chọn giải pháp đám mây lai – kết hợp giữa mây công cộng và mây chuyên biệt, như vậy, dữ liệu và ứng dụng có thể được chia sẻ giữa hai đám mây này. Cách làm này giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng cơ sở hạ tầng của máy chủ thông qua đám mây công cộng khi cần thiết – mà không cần phải giao quyền truy cập vào toàn bộ dữ liệu cho đối tác trung tâm dữ liệu thứ ba.
Đào tạo nhân viên là ưu tiên mới nhất của lãnh đạo:
Rất nhiều các CEOs đã và đang nghĩ đến việc ứng dụng AI để cải thiện năng suất, giảm chi phí và thúc đẩy sáng tạo. Cũng như Airdoc, một doanh nghiệp khởi nghiệp thành công tại Trung Quốc, với công nghệ AI giúp phát hiện những bệnh lý chỉ với 1 giây kiểm tra mắt của bệnh nhân. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng công nghệ này, các nhân viên y tế cần phải có được những đào tạo kỹ thuật số cần thiết. Đào tạo nhân viên là vô cùng cần thiết cho hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp. Nhân viên cần có đầy đủ kiến thức và kỹ năng số để có thể sử dụng công nghệ cũng như đưa những phân tích dữ liệu chuẩn xác.
Xây dựng tư duy số mới:
Peter Drucker đã từng nói: công nghệ là bữa sáng của văn hóa. Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ, mà thực sự đòi hỏi những thay đổi nhất định về văn hóa: tư duy mở, hướng tới trải nghiệm, học hỏi và phát triển. Bản thân Microsoft cũng đã trải qua giai đoạn thay đổi văn hóa này trong quá trình chuyển đổi của chính mình bốn năm trước: chúng tôi không còn là một tập đoàn công nghệ “biết tuốt” mà đã trở thành một tập đoàn công nghệ “học tuốt”. Việc thay đổi này giúp chúng tôi thực hiện được những thay đổi mô hình kinh doanh nhất định.
Sự tin tưởng định nghĩa một doanh nghiệp số:
Phải mất rất nhiều thời gian để doanh nghiệp có thể xây dựng niềm tin từ khách hàng, nhưng có thể mất đi chỉ trong giây phút nếu bất cẩn. Chính vì vậy, việc đảm bảo những an ninh cần thiết cho những hoạt động và giao dịch trực tuyến liên quan đến dữ liệu khách hàng là vô cùng quan trọng. Các yếu tố cốt lõi của sự tin tưởng: an ninh, quyền riêng tư¸ độ tin cậy, tính minh bạch, tuân thủ và đạo đức – cần phải được đưa vào tất cả những hoạt động chuyển đổi số ngay từ đầu. Không những vậy, những giá trị cốt lõi này cũng nên được hệ thống đối tác của doanh nghiệp áp dụng đồng đều.