Một số DN có quy mô và thương hiệu lớn tham gia bình ổn bao gồm: Saigon Co.op, Bách hóa Xanh, Central Retail (hệ thống BigC, Go!, Top Market…), MM Mega Market, Aeon, Satra…
Sở Công thương TPHCM cho biết thêm, căn cứ vào nhu cầu, sức mua, kết quả cung ứng năm 2022, lượng hàng bình ổn thị trường năm 2023 có thể sẽ tăng 3%-5% so với cùng kỳ (tương ứng từ 23%-31% thị phần trong tháng thường, chiếm từ 25%-43% nhu cầu thị trường trong cao điểm Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán). Lượng hàng đủ sức điều tiết thị trường.
Điểm mới năm nay là có sự điều chỉnh đáng kể về quy định giá bán. Theo đó, giá bán được xác định trên cơ sở thống nhất của nhiều bên liên quan gồm DN cung ứng, phân phối, cơ quan quản lý nhà nước… Mục đích nhằm đảm bảo ổn định giá nhưng vẫn hài hòa lợi ích của DN cũng như khách hàng. Đồng thời, chương trình quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm, tiêu chuẩn của DN tham gia. Song song đó, chương trình này kết hợp đồng bộ với nhiều chương trình, đề án hỗ trợ sản xuất, phát triển kinh doanh của thành phố như kích cầu tiêu dùng, kết nối tín dụng, kết nối cung cầu, khuyến mại tập trung, xúc tiến du lịch…