Theo báo cáo, đến tối 30-11 đã có ít nhất 4 người thiệt mạng, hàng chục nghìn ngôi nhà bị ngập hoặc sập, lũ cuốn tại các tỉnh ở Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Tối 30-11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã có báo cáo cập nhật về tình hình thiệt hại do mưa lũ tại Nam Trung bộ và Tây Nguyên.
Theo số liệu mà các địa phương gửi về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia, mưa lũ đã làm 23.605 nhà dân ở tỉnh Bình Định bị ngập. Lực lượng chức năng đã sơ tán được 437 hộ với tổng số 1.070 người.
Tại Phú Yên, số liệu thiệt hại do mưa lũ vẫn đang được cập nhật. Theo báo cáo sơ bộ, trên địa bàn tỉnh Phú Yên, mưa lũ làm ngập nhiều tuyến đường giao thông lớn như QL29, QL27, QL19C, ĐT641, ĐT642, ĐT645.
Tại Quảng Nam ngập, sạt lở tại quốc lộ 14H, 40B, đường Trường Sơn Đông. Hiện nay thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) đang xả 964 m3/giây; thủy điện Sông Ba Hạ xả 4.500 m3/giây, thủy điện Sông Hinh (Phú Yên) xả 1.800 m3/giây, thủy điện Krong Năng (Phú Yên) xả 2.285 m3/giây...
Đến chiều tối 30-11, mưa lũ đã làm 4 người chết (tại Kon Tum: 1, Bình Định: 3). Tổng số nhà bị ngập do lũ là 23.605 nhà (tăng 4.906 nhà tại Bình Định); 8 ngôi nhà bị sập.
Ngoài ra, 641ha lúa, 188ha hoa màu, 4.692 gia cầm bị thiệt hại.
Chiều 30-11, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT) Trần Quang Hoài đã ký công điện số 24 gửi ban chỉ huy tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai và các đơn vị thành viên về việc triển khai các biện pháp ứng phó mưa lũ tái xuất ở Nam Trung bộ. Đề nghị các địa phương này rà soát khu vực mưa lũ để sơ tán, đảm bảo an toàn cho người dân, tăng cường sơ tán xen ghép, đảm bảo an toàn phòng chống dịch Covid-19; đảm bảo lương thực, thực phẩm cho các khu vực bị ngập sâu và chia cắt, không để người dân thiếu đói, nước uống. Ban Chỉ đạo cũng đề nghị Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo triển khai lực lượng, phương tiện ứng trực tại các vị trí ngập sâu, nguy cơ sạt lở, hỗ trợ sơ tán, di dời dân cư, tìm kiếm cứu nạn, ứng phó và khắc phục hậu quả mưa lũ. |
Riêng tại Bình Định: Theo báo cáo lúc 17 giờ ngày 30-11, do mưa lớn kéo dài nhiều ngày, lũ trên các sông lớn chảy ồ ạt về hạ du đã nhấn chìm gần 24.000 nhà dân, cuốn phá nhiều công trình, tài sản; làm 3 người chết, 2 người bị thương.
Hiện, mưa lớn vẫn đang tiếp diễn, lũ trên các sông Hà Thanh, Kôn, La Tinh, Lại Giang, An Lão vẫn còn rất lớn. Đặc biệt, sông Kôn lũ từ thượng nguồn đổ về cuồn cuộn, nâng mức độ ngập vùng hạ du lên cao.
Lũ sông Kôn chảy xiết cô lập nhiều tuyến đường, vùng dân cư ở xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định Một người dân xã Phước Hiệp (huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định) liều mình vượt qua điểm ngập lụt dọc sông Kôn để về nhà nhưng không được Người dân huyện Tuy Phước (Bình Định) lội qua điểm đường ngập lụt về nhà Hơn 1.000 nhà dân hạ du sông Hà Thanh (thuộc TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) bị ngập lụt Đường về nhà bị ngập nặng, người dân thị trấn Tuy Phước (Bình Định) phải sử dụng ghe để di chuyển Nhiều nhà dân ở thị trấn Tuy Phước vẫn bị ngập sâu vào chiều tối 30-11 Tuyến đường Xuân Diệu (TT Tuy Phước, huyện Tuy Phước, Bình Định) bị ngập sâu Lũ phá vỡ đê sông Hà Thanh, hàng chục cán bộ, chiến sĩ phải huy động bao cát để cứu đê Quốc lộ 1A đoạn qua khu phố 5, phường Trần Quang Diệu (TP Quy Nhơn, Bình Định) tiếp tục bị ngập nặng, gây ách tắc giao thông Nhà dân phường Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn) bị ngập lụt vào trưa 30-11 Lực lượng chức năng phải tháo dỡ, mở tuyến đường thoát nước trong khu Resort Hoàng Gia để thoát nước cho người dân phường Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn, Bình ĐỊnh) Mưa lớn, kèm theo gió mạnh phá hỏng một ngôi nhà ở làng Kà Xim, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh, Bình Định Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long (mũ cối xanh, dép rọ bộ đội) cùng đoàn công tác kiểm tra công tác ứng phó với mưa bão, ngập lụt tại huyện Tuy Phước Tại tỉnh Phú Yên xảy ra mưa rất lớn, nhiều vùng dân cư tại TP Tuy Hòa và các huyện Đồng Xuân, Tuy An bị ngập nặng vào ngày 30-11 Từ sáng 30-11, các hồ thủy điện đồng loạt xả lũ, gồm: hồ thủy điện Sông Hinh xả qua tràn 1.550m3/s; hồ thủy điện Krông H’Năng xả qua tràn 1.456m3/s; hồ thủy điện La Hiêng 2 xả qua tràn 539,51m3/s, hồ thủy điện Sông Ba Hạ xả qua tràn 4.000m3/s (trong hình)...; kèm theo mưa lớn kéo dài khiến nhiều nhà dân bị ngập sâu trong nước. Ảnh: MINH CHÂU Nhà dân vùng thấp trũng, hạ du tỉnh Phú Yên bị ngập lụt nặng. Ảnh: MINH CHÂU Mưa lớn khiến đèo Trà Kê (huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) bị sạt lở vùi lấp tuyến đường, gây chia cắt giao thông
NGỌC OAI - VĂN PHÚC