Cụ thể, trong 6 tháng, ngành chế biến thực phẩm, đồ uống (chiếm tỷ trọng khoảng 18,5% giá trị sản xuất toàn ngành), ước tăng 6,8% (cùng kỳ tăng 5,02%). Theo phân tích từ các chuyên gia, sản lượng tăng cao hơn cùng kỳ là do nhu cầu tiêu dùng đối với thực phẩm và đồ uống của người dân thành phố ngày càng nhiều, đa dạng, đặc biệt là sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên. Cùng với đó, số doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, đồ uống trên địa bàn thành phố cũng tăng trưởng khá nhanh, bình quân tăng 13,7%/năm trong 5 năm qua.
Ngành sản xuất hàng điện tử tiếp tục tăng trưởng khá, ước 6 tháng tăng 13% (cùng kỳ tăng 12,74%). Hiện các doanh nghiệp đang quan tâm đầu tư phát triển thông qua việc tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật cao về sử dụng công nghệ bán dẫn, công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử,... và có thị trường tiêu thụ (trong nước và xuất khẩu) ổn định.
Đối với ngành cơ khí, sản xuất công nghiệp 6 tháng ước tăng 3,2%. Trong đó, các phân ngành đạt mức tăng trưởng khá so cùng kỳ như: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 18% (cùng kỳ tăng 23,77%); sản xuất thiết bị điện tăng 18,2% (cùng kỳ tăng 23,24%); sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 3,15% (cùng kỳ giảm 3,55%). Riêng phân ngành sản xuất xe có động cơ giảm 25% (trong khi cùng kỳ tăng 46,65%). Đây chính là ngành đã kéo giảm tốc độ tăng của sản xuất công nghiệp toàn ngành trong 6 tháng đầu năm 2018.
Một điểm sáng trong 6 tháng đầu năm 2018 của ngành cơ khí là phân ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn. Ngành này có mức tăng nhanh so với cùng kỳ, cho thấy tác động tích cực của các chính sách hỗ trợ cho công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí. Phân ngành sản xuất thiết bị điện có mức tăng trưởng cao nhờ vào chính sách ưu tiên sử dụng sản phẩm trong nước sản xuất đối với các công trình điện khí hóa, như các sản phẩm thiết bị điện, dây cáp điện…
Ước tính 6 tháng cuối năm, khi các giải pháp tháo gỡ khó khăn của Chính phủ cho ngành sản xuất xe có động cơ tác động tích cực đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước, sản lượng của phân ngành này kỳ vọng sẽ tăng nhanh, góp phần phục hồi tăng trưởng của ngành cơ khí. Từ đó, giúp IIP toàn ngành công nghiệp có mức tăng cao hơn 6 tháng đầu năm 2018.
Ngành hóa chất - cao su - nhựa (chiếm tỷ trọng 19,7%), ước chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng tăng 6,2% (cùng kỳ tăng 0,93%). Theo Hiệp hội Nhựa TPHCM, có nhiều yếu tố thúc đẩy ngành nhựa Việt Nam tăng mạnh. Cụ thể, dự báo mức tiêu thụ nhựa mỗi người Việt ước đạt 45kg/người/năm. Việt Nam đã và đang tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), thời hạn áp dụng mức thuế ưu đãi với 13 FTA còn lại cũng đã đến rất gần. Việc này mở ra thị trường xuất khẩu nhựa rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước với khả năng cạnh tranh cao (nhờ được áp mức thuế ưu đãi về 0% trong lộ trình 5 - 7 năm). Bên cạnh đó, cùng với đà tăng trưởng của ngành chế biến thực phẩm, hiện nhu cầu về bao bì thực phẩm cũng đang tăng mạnh, chưa kể dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam đang tiếp tục tăng nhanh, giúp lĩnh vực bao bì nhựa càng có cơ hội phát triển.
Ngành sản xuất hàng điện tử tiếp tục tăng trưởng khá, ước 6 tháng tăng 13% (cùng kỳ tăng 12,74%). Hiện các doanh nghiệp đang quan tâm đầu tư phát triển thông qua việc tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật cao về sử dụng công nghệ bán dẫn, công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử,... và có thị trường tiêu thụ (trong nước và xuất khẩu) ổn định.
Đối với ngành cơ khí, sản xuất công nghiệp 6 tháng ước tăng 3,2%. Trong đó, các phân ngành đạt mức tăng trưởng khá so cùng kỳ như: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 18% (cùng kỳ tăng 23,77%); sản xuất thiết bị điện tăng 18,2% (cùng kỳ tăng 23,24%); sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 3,15% (cùng kỳ giảm 3,55%). Riêng phân ngành sản xuất xe có động cơ giảm 25% (trong khi cùng kỳ tăng 46,65%). Đây chính là ngành đã kéo giảm tốc độ tăng của sản xuất công nghiệp toàn ngành trong 6 tháng đầu năm 2018.
Một điểm sáng trong 6 tháng đầu năm 2018 của ngành cơ khí là phân ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn. Ngành này có mức tăng nhanh so với cùng kỳ, cho thấy tác động tích cực của các chính sách hỗ trợ cho công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí. Phân ngành sản xuất thiết bị điện có mức tăng trưởng cao nhờ vào chính sách ưu tiên sử dụng sản phẩm trong nước sản xuất đối với các công trình điện khí hóa, như các sản phẩm thiết bị điện, dây cáp điện…
Ước tính 6 tháng cuối năm, khi các giải pháp tháo gỡ khó khăn của Chính phủ cho ngành sản xuất xe có động cơ tác động tích cực đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước, sản lượng của phân ngành này kỳ vọng sẽ tăng nhanh, góp phần phục hồi tăng trưởng của ngành cơ khí. Từ đó, giúp IIP toàn ngành công nghiệp có mức tăng cao hơn 6 tháng đầu năm 2018.
Ngành hóa chất - cao su - nhựa (chiếm tỷ trọng 19,7%), ước chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng tăng 6,2% (cùng kỳ tăng 0,93%). Theo Hiệp hội Nhựa TPHCM, có nhiều yếu tố thúc đẩy ngành nhựa Việt Nam tăng mạnh. Cụ thể, dự báo mức tiêu thụ nhựa mỗi người Việt ước đạt 45kg/người/năm. Việt Nam đã và đang tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), thời hạn áp dụng mức thuế ưu đãi với 13 FTA còn lại cũng đã đến rất gần. Việc này mở ra thị trường xuất khẩu nhựa rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước với khả năng cạnh tranh cao (nhờ được áp mức thuế ưu đãi về 0% trong lộ trình 5 - 7 năm). Bên cạnh đó, cùng với đà tăng trưởng của ngành chế biến thực phẩm, hiện nhu cầu về bao bì thực phẩm cũng đang tăng mạnh, chưa kể dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam đang tiếp tục tăng nhanh, giúp lĩnh vực bao bì nhựa càng có cơ hội phát triển.