Theo đó, 4 cơ sở giáo dục đại học gồm Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng), Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM).
Đây là lần thứ hai 4 cơ sở giáo dục đại học cùng đạt chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn châu Âu HCERES và được cấp chứng nhận trong thời hạn 5 năm (từ ngày 10-4-2024 đến 10-4-2029).
Để tái kiểm định sau 5 năm, cả 4 cơ sở giáo dục đại học đã chuẩn bị báo cáo tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn của HCERES phiên bản mới năm 2022 gồm 3 lĩnh vực quản trị và điều hành; chính sách nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo; chính sách giáo dục, người học và môi trường học tập với 17 tiêu chuẩn, 122 tiêu chí.
Cùng với đó, kiểm định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn quốc tế được xem là thước đo mức độ hội nhập quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học.
Chứng nhận từ HCERES là công nhận của sự đáp ứng đầy đủ và chặt chẽ 3 tiêu chuẩn chất lượng giáo dục quốc tế bao gồm: quản lý chiến lược và điều hành; chính sách về nghiên cứu, đổi mới sáng tạo và đưa khoa học vào cuộc sống; chính sách về giáo dục, người học và môi trường.
Ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, việc được HCERES tái công nhận đạt chất lượng giáo dục không chỉ chứng tỏ các cơ sở giáo dục đại học đạt được các tiêu chuẩn trong 3 lĩnh vực được kiểm định, mà còn là bước để tiếp tục cải tiến chất lượng, cải tiến hệ thống quản lý điều hành, tái cấu trúc nâng cao chất lượng hỗ trợ người học.