365 học viên tham gia tập huấn văn học, nghệ thuật tại TP Quy Nhơn

Ngày 27-8, tại TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã khai mạc Hội nghị tập huấn về chủ đề “Công tác lãnh đạo, quản lý văn học, văn nghệ sau 50 năm đất nước thống nhất, đổi mới, phát triển: Thực tiễn và những vấn đề cần quan tâm”.

Hội nghị có sự tham dự của 365 học viên là lãnh đạo Ban Tuyên giáo các Tỉnh ủy, Thành ủy cùng các nhà quản lý về văn hóa, nghệ thuật; phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí xuất bản khu vực phía Nam và 9 tỉnh phía Bắc.

DSC07523.JPG

Hội nghị diễn ra từ 27 đến 29-8, các học viên được cung cấp nhiều thông tin, kiến thức liên quan các chủ đề: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị khóa X và Kết luận số 84 của Bộ chính Trị khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới; Văn học, nghệ thuật với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam; Văn học, nghệ thuật Việt Nam ở nước ngoài với sứ mệnh hàn gắn, kết nối và quảng bá các giá trị văn hóa, văn nghệ Việt Nam; Vai trò của kiến trúc tại Việt Nam với sự phát triển bền vững của đất nước…

DSC07606.JPG
Các đại biểu, lãnh đạo tham gia khai mạc hội nghị

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương thông tin về một số nhiệm vụ, yêu cầu và chỉ đạo từ Ban Bí thư Trung ương Đảng và lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương về sự nghiệp xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới. Đồng chí cũng thông tin về công tác bồi dưỡng, tổ chức tập huấn về văn hóa, nghệ thuật trong những năm qua.

Theo PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, sau tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, ngày 21-6-2024, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 84- KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.

TTT.jpg
PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ phát biểu tại hội nghị

Sự ra đời của Kết luận này vừa thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đến lĩnh vực văn hóa, văn nghệ vừa phản ánh sự sôi động, phong phú, mới mẻ nhưng cũng có những phức tạp nhất định, nhất là những tác động từ mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường cũng như phát triển công nghệ, trí tuệ nhân tạo AI và thực tiễn đời sống văn học, nghệ thuật trong suốt 50 năm qua.

Qua đây, đòi hỏi các cơ quan văn hóa, văn nghệ cần tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn một cách toàn diện để nâng cao hiệu quả tư vấn, tham mưu giúp Đảng, Nhà nước tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, nhằm thúc đẩy lĩnh vực văn học, nghệ thuật phát triển...

Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương thông tin thêm, hội nghị lần này là số lượng học viên đông nhất từ trước đến nay với 365 học viên; có nhiều tỉnh, thành và đoàn tham dự (49 đoàn); 11 đoàn và tỉnh phía Bắc vào dự học ở phía Nam; có 2 học viên từ Cộng hòa Liên bang Đức về tham dự…

Tại lễ khai mạc, đồng chí Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định giới thiệu đến các đại biểu, học viên về những giá trị từ thiên nhiên, cảnh quan và bề dày văn hóa, lịch sử, nghệ thuật của vùng đất Bình Định. Đồng chí cũng thông tin về những thành quả phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong thời kỳ mới.

DSC07750.JPG
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng phát biểu tại hội nghị

Tin cùng chuyên mục