Chương trình này nằm trong khuôn khổ triễn lãm VietnamWood 2023 diễn ra tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC) quận 7, TPHCM do Bộ Công thương phối hợp Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM cùng các đơn vị liên quan tổ chức.
Nhiều doanh nghiệp quốc tế tham gia xúc tiến giao thương để tìm kiếm đơn hàng nhập khẩu từ doanh nghiệp Việt Nam |
Theo ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến gỗ tháng 8/2023 đạt trên 1,1 tỷ USD; cho thấy tình hình xuất khẩu gỗ của Việt Nam có tín hiệu phục hồi khả quan sau thời gian giảm sâu do doanh nghiệp không tiếp cận được đơn hàng.
Việc hơn 320 doanh nghiệp, phần lớn đến từ 28 quốc gia, vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Đức, Ý, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Mỹ… đến Việt Nam tìm kiếm nguồn cung sản phẩm gỗ sẽ là cơ hội để doanh nghiệp gia tăng khả năng tiếp cận đơn hàng xuất khẩu cho quý IV/2023 và quý I/2024.
Ghi nhận thực tế cho thấy, hiện các doanh nghiệp trong ngành cũng đang nhận được nhiều đơn đặt hàng mới và đã bắt đầu tổ chức cho công nhân tăng ca trở lại hoặc tuyển thêm lao động.
Bà Bà Judy Wang, Chủ tịch tổ chức triển lãm VietnamWood, Công ty TNHH Yorkers Trade & Marketing Service, cho biết thêm, ngoài mục đích gia tăng nguồn cung gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ của doanh nghiệp Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, châu Âu, Hoa Kỳ… sẽ giới thiệu các công nghệ, dây chuyền sản xuất chế biến gỗ và các giải pháp xây dựng nhà máy thông minh nhằm giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi, tăng cường hiệu suất sản xuất tổng thể… Thực tế cho thấy, nhu cầu nhập khẩu máy móc để tái đầu tư của các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam rất cao, ước tính khoảng 240 triệu USD, chủ yếu đến từ Trung Quốc, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Được biết, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gỗ đứng thứ 5 trên toàn thế giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2023 ước đạt 1,4 tỷ USD, thấp hơn mục tiêu đề ra đầu năm là 17 tỷ USD.