Sáng ngày 4-1, tại Bảo tàng Quân Khu 9, Cục Chính trị (thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 9) tổ chức triển lãm Kỷ niệm 40 năm chiến thắng chiến tranh biên giới Tây Nam và chế độ diệt chủng (7-1-1979 - 7-1-2019).
Lễ cắt băng khai mạc triển lãm
Triển lãm đã tập hợp gần 300 hình ảnh, tư liệu, hiện vật quý trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của tổ quốc, cùng nhân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng Pôn Pốt.
Đặc biệt, triển lãm là dịp để tưởng nhớ, tri ân đến cán bộ, chiến sĩ, các anh hùng, liệt sĩ, thương binh đã không tiếc xương máu sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì chủ quyền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Các đại biểu tham quan triển lãm
Ba triệu người dân Campuchia bị Pôn Pốt vùi xác ở hố chôn người
Tập đoàn Pôn Pốt đã tàn sát nhân dân ta năm 1978
Hình ảnh 2 đứa trẻ khóc trước mộ mẹ vì bị Pôn Pốt giết hại (vào ngày 30-8-1977 tại An Giang) phần nào lột tả sự tàn ác của quân diệt chủng
Những kiểu tra tấn độc ác, dã man của bọn Pôn Pốt khát máu không chỉ xảy ra với người dân Campuchia và cả người Việt Nam. Tại An Giang, bọn Pôn Pốt đã tàn sát 4.158 người dân thường (riêng tại Ba Chúc đã thảm sát hơn 3.000 người), làm bị thương 774 người, đốt phá 4.500 căn nhà, 14 xã bị tàn phá trường học, công trình tôn giáo, bệnh xá...
Với tinh thần đoàn kết quốc tế, đoàn kết hữu nghị, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, nhân dân 2 nước Việt Nam và Campuchia đã cùng nhau chiến đấu giành thắng lợi và xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng Pôn Pốt.
Dân quân địa phương kiên cường bám trụ ngăn chặn quân Pôn Pốt
Sư đoàn 330 phối hợp cùng thiết giáp vượt sông đánh chiếm căn cứ địch tại Tịnh Biên, An Giang vào ngày 4-01-1979
Người dân Campuchia chỉ đường cho bộ đội Quân tình nguyện Việt Nam truy kích quân Pôn Pốt
Sau khi chế độ Pôn Pốt sụp đổ, cán bộ, chiến sĩ và quân dân tình nguyện Việt Nam đã ra sức giúp nhân dân Campuchia cứu đói, ổn định cuộc sống, tái thiết đất nước với tinh thần trong sáng, cao đẹp. Qua quá trình 10 năm giúp bạn, đến ngày 26-9-1989, các đơn vị cuối cùng của quân tình nguyện Việt Nam thuộc Quân khu 9 đã rút quân về nước.
Các chiến sĩ của ta đưa người dân Campuchia về quê cũ sau ngày giải phóng (1-1979)
Quân tình nguyện Việt Nam chia gạo cứu đói cho nhân dân Campuchia
Đông đảo học sinh tham dự trình chiếu phim tư liệu quý về chiến tranh biên giới Tây Nam
Trải qua 40 năm, chiến tranh biên giới Tây Nam mãi là một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam và nhân dân Campuchia với sự chấm dứt của chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Đồng thời, khẳng định tình đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam - Campuchia trong công cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc của nhân dân 2 nước. Truyền thống này đã được các thế hệ hôm nay và mai sau trân trọng, giữ gìn, bảo vệ và không ngừng củng cố, phát triển.