21% số văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa được ban hành hoặc chậm ban hành

Hội nghị triển khai Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH15 hướng dẫn việc tổ chức thực hiện hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội diễn ra sáng nay 20-12, tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị
Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường khẳng định sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng của Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH15

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường khẳng định sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng của Nghị quyết số 560/NQ-UBTVQH15

Báo cáo tại hội nghị, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường khẳng định sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng của việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 560. Đây là lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết về vấn đề này. Theo đó, về mặt pháp lý, các cơ quan của Quốc hội có nhiệm vụ giám sát văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại 3 đạo luật (gồm: Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật Tổ chức Quốc hội).

Thời gian qua, hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện công tác giám sát văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế; các quy định về phương thức và trình tự, quy trình tiến hành còn chung chung, chưa cụ thể.

Trong khi đó, việc ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành luật, pháp lệnh còn rất chậm. Kết quả giám sát năm 2022, cho thấy có đến 21% tổng số văn bản hướng dẫn thi hành luật chưa được ban hành hoặc chậm ban hành. Có những văn bản chậm hơn 3 năm 10 tháng kể từ khi luật có hiệu lực thi hành.

“Rõ ràng, công tác xây dựng và tổ chức thực thi pháp luật chưa nghiêm. Phải chăng điều này cũng là do chúng ta thiếu giám sát, đôn đốc, nhắc nhở? Nghị quyết số 560 chính là để tạo cơ sở cho việc tiến hành giám sát bài bản, thường xuyên, thống nhất ở Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, góp phần nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thi hành pháp luật”, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nêu rõ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng nêu rõ, qua các nhiệm kỳ, công tác xây dựng pháp luật là nhiệm vụ luôn được Đảng, Nhà nước, Quốc hội quan tâm

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng nêu rõ, qua các nhiệm kỳ, công tác xây dựng pháp luật là nhiệm vụ luôn được Đảng, Nhà nước, Quốc hội quan tâm

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng nêu rõ, qua các nhiệm kỳ, công tác xây dựng pháp luật là nhiệm vụ luôn được Đảng, Nhà nước, Quốc hội quan tâm. Xây dựng thể chế được Đại hội XIII của Đảng xác định là 1 trong 3 khâu đột phá. Vì vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV lần đầu tiên Bộ Chính trị đã ban hành kết luận về định hướng xây dựng pháp luật cho cả nhiệm kỳ.

“Với tinh thần luôn đổi mới, yêu cầu đặt ra với công tác giám sát của Quốc hội nói chung và hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật nói riêng là phải bảo đảm đúng quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND các văn bản liên quan và yêu cầu đổi mới của hoạt động giám sát”, đồng chí Trần Quang Phương khẳng định.

Tin cùng chuyên mục