Khác với các năm trước, khi người trẻ xuất hiện một cách phân tán với một vài tác phẩm bất chợt gây tiếng vang, thì năm qua, họ xuất hiện đông đảo, bao quát hầu hết các lĩnh vực sáng tác…
Cái mới chưa ổn
Ở ngay những trang đầu của tác phẩm Mộ phần tuổi trẻ do nhà văn trẻ 23 tuổi Huỳnh Trọng Khang sáng tác, có đoạn viết về người cha của nhân vật chính, một trung tướng quân đội Việt Nam Cộng hòa: “…ông vận quân phục với tất cả bông mai, huy chương…”, đây được xem là một sai sót kiến thức cơ bản, bởi trong quân đội Việt Nam Cộng hòa, bông mai chỉ dành cho cấp tá trở xuống, còn với cấp tướng là sao. Đây là một chi tiết nhỏ trong tác phẩm, nhưng lại là một hạt sạn lớn, bởi tác phẩm khắc họa tâm lý của người trẻ trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt. Với những sai sót từ chi tiết cơ bản đến nhân vật, sự kiện lịch sử, tác phẩm vô tình khiến người đọc e dè, ngần ngại. Có thể nói, Mộ phần tuổi trẻ chính là phản ánh một thực tế của người viết trẻ hiện nay, mạnh dạn dấn thân vào những đề tài đầy gian nan, nếu không muốn nói trước đó hầu như ít cây bút nào, kể cả những cây bút trưởng thành muốn đi vào.
Một ấn phẩm nữa là Sử Việt - 12 khúc tráng ca của cây bút trẻ Phan Dũng, lần đầu sáng tác đã tạo nên một sự kiện xuất bản lớn trong năm 2017. Hơn 5.000 bản in đã được bán hết chỉ trong ngày đầu tiên ra mắt, thậm chí 1.000 bản in đặc biệt bán hết chỉ trong giờ đầu tiên sách chính thức ra mắt bạn đọc. Điều quan trọng nhất là đa số người mua sách là độc giả trẻ - vốn bị cho là thờ ơ, ít quan tâm, thiếu hiểu biết với dòng sách lịch sử. Sự thành công về số sách bán ra của một tác phẩm lịch sử dân tộc đã minh chứng cho một thực tế, người trẻ không lãng quên lịch sử, chỉ là còn thiếu những tác phẩm viết về lịch sử đủ sức thu hút họ. Thế nhưng, sau đó tác phẩm cũng nhanh chóng bị phát hiện có nhiều sai sót, chủ yếu đến từ thời gian diễn ra các sự kiện, tên các nhân vật lịch sử… Tuy đơn vị làm sách khẳng định sẽ sớm chỉnh sửa các sai sót trong lần tái bản tiếp theo, nhưng rõ ràng với một cuốn sách về lịch sử, việc có nhiều sai sót dù nguyên nhân từ đâu cũng dễ gây ra sự thất vọng.
Trên đây chỉ là 2 trong số một loạt tác phẩm gây bất ngờ của người trẻ trong năm 2017. Còn nhiều tác phẩm khác của người trẻ, một số viết về lịch sử theo phong cách thể hiện mới, một số khác thử thách mình trong những dự án vốn đầy khó khăn. Dù chưa có tác phẩm thực sự đứng vững trong lòng bạn đọc, nhưng không thể phủ nhận những tác phẩm của họ đã góp phần mang đến một không khí khác biệt cho thị trường sách trong nước.
Cái ổn lại chưa mới
Tuy có không ít tác phẩm mới lạ về nội dung và hình thức thể hiện, nhưng không thể phủ nhận, dòng văn học chủ lưu của người trẻ 2017 vẫn là du ký và “nỗi đau riêng”.
Với du ký, dù không còn là một thể loại ăn khách như những năm trước, nhưng năm nay nhiều cây bút trẻ vẫn tiếp tục tung ra những tựa sách mới. Có điều khác là những tác phẩm du ký mới đi vào những vấn đề sâu sắc hơn, như văn hóa, xã hội, lịch sử… Tiêu biểu trong loạt sách này, có thể kể đến tác phẩm Từ rừng thẳm Amazon đến quê hương Bolero của tác giả Nguyễn Tập. Để thực hiện cuốn sách, tác giả mất đến 8 năm với hàng chục chuyến đi, có những chuyến kéo dài 2 đến 4 tháng để thâm nhập thực tế.
Ngược lại với Nguyễn Tập, cuốn du ký của tác giả trẻ Alex Tu (tên thật là Dương Thanh Tú) có nhan đề Thích là nhích, giống một cẩm nang du lịch khi dành khá nhiều trang viết để hướng dẫn người đọc cách tính toán thời gian cho một chuyến đi, lựa chọn điểm đến phù hợp khả năng, xử lý các vấn đề về thủ hành chính trên đường… Có thể nói, nếu Từ rừng thẳm Amazon đến quê hương Bolero đưa bạn đọc du lịch trên những trang giấy, đến với các vùng đất xa lạ thì Thích là nhích lại tìm cách “dụ dỗ” người đọc trực tiếp thực hiện các chuyến đi.
Ở hội nghị Những người viết văn trẻ tổ chức tại TPHCM năm 2017, khi nhận định về các cây bút trẻ hiện nay, tác giả Minh Khuê đã tự trào rằng, văn học trẻ hiện đang “bội thực” những nỗi đau riêng. Không phải ngẫu nhiên từ “bội thực” được sử dụng khi mà có thể xem vai trò chủ đạo trong văn trẻ hiện nay vẫn là những tác phẩm chất chứa “nỗi đau” riêng.
Cuối 2017, nhà thơ trẻ Phong Việt ra mắt tập thơ mới nhất của mình Sao phải đau đến như vậy với đề tài là những trăn trở trong tình yêu. Trước đó, nhà văn trẻ Anh Khang cũng giới thiệu Trời vẫn còn xanh em vẫn còn anh viết về tình yêu của người trẻ giữa náo nhiệt của cuộc sống. Nhắc đến 2 tác giả trên, nhà văn Trần Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, nhận xét là “đi được nửa đường đến thành công”. Nửa đường đây là con số sách được bán ra đạt mức mà bất cứ một tác giả nào cũng phải thèm thuồng, nửa đường đây cũng là khi tác phẩm của họ dù chưa có đánh giá nào về nghệ thuật, nhưng tên tuổi của họ đã trở nên nổi tiếng với bạn đọc, nhất là độc giả trẻ trong nước. Họ không phải là hiếm hoi mà ngược lại là tiêu biểu cho một thế hệ sáng tác, như Anh Khang tự nhận là thế hệ “sáng tác với internet”, biết tận dụng mạng xã hội để đến với bạn đọc, đưa bạn đọc đến với mình. Thế hệ sáng tác này có rất nhiều cái tên đã trở nên nổi tiếng như: Nguyễn Ngọc Thạch, Hamlet Trương, Thảo Dương, Keng, Gào… và họ cũng có một điểm chung là vẫn chỉ dừng ở “nỗi đau riêng”, chỉ viết về những cảm xúc tuổi trẻ, tình yêu, những mối quan hệ kề cận, mà chưa thể phát triển tiếp trên con đường văn chương. Thực tế, chính những cây bút trẻ này cũng hiểu rõ điều đó. Anh Khang chật vật tìm một lối đi mới, Phong Việt “trả nợ thơ” xong đang nung nấu một tác phẩm mang tính thời sự. Gào, Hamlet Trương đều cố gắng làm mới chính mình.
Vẫn còn những cây bút trẻ khác tiếp tục cần cù trên con đường sáng tác, dù rằng vì nhiều lý do, họ vẫn chưa thể nổi bật trên văn đàn. Có thể điểm những cái tên như Hồ Huy Sơn - với những trang viết đầy chất thơ về quê hương, Văn Thành Lê - mạnh mẽ trong những trang viết về tình yêu và cuộc sống, Tiểu Quyên - mềm mại qua những câu chữ nhưng lại ẩn chứa sự mạnh mẽ bên trong… Rồi những Trần Minh Hợp, Nhật Phi, Thục Linh, Khải Duy…, mỗi người một vẻ góp phần vào việc tạo nên một nền văn học trẻ sống động, nhiều cung bậc.
Trên bước đường kế thừa
Không dám lạm bàn về giá trị văn chương của những tác giả trẻ hiện nay, nhưng nhà văn trẻ Anh Khang khẳng định rằng: “Thế hệ chúng tôi đã góp phần phát triển thị trường xuất bản sách”. Lời khẳng định này được củng cố thêm khi nhà văn Trần Văn Tuấn cũng công nhận: Văn trẻ tạo nên sự sôi động của văn học hiện nay. Và nếu cần có sự chứng minh cụ thể bằng con số thì theo thống kê của Công ty CP Phát hành sách TPHCM (Fahasa), trong mảng sách văn học, sách của các tác giả trẻ là bán chạy nhất năm 2017. Sự đa dạng ở nhiều hướng sáng tác trong năm qua cho thấy, những cây bút trẻ đang dần trưởng thành, tìm tòi những hướng đi mới, lấp dần những khoảng trống mà các thế hệ đi trước đã để lại.
Chỉ một điều đáng tiếc là bất chấp tầm ảnh hưởng ngày càng lớn, vai trò của các tác giả trẻ vẫn chưa được nhìn nhận đúng đắn. Có lúc họ bị xem nhẹ như là một loại “văn học thị trường”, có lúc họ gánh thêm tránh nhiệm đảm đương “sứ mệnh của nhà văn”. PGS-TS Trần Lê Hoa Tranh, tại tọa đàm về văn học trẻ ở TPHCM cho biết: “Văn học trẻ hiện nay cần một sự nhìn nhận nghiêm túc từ phía các nhà nghiên cứu hàn lâm. Cần xem đây là một bộ phận quan trọng của văn học một quốc gia, dù họ là đại chúng hay tinh hoa, cũng cần phải nghiên cứu ở nhiều mức độ, ngắn thì là bài báo, dài là công trình, sách… vì những tác phẩm này phản ánh thời đại mà người trẻ đang sống”.
Cái mới chưa ổn
Ở ngay những trang đầu của tác phẩm Mộ phần tuổi trẻ do nhà văn trẻ 23 tuổi Huỳnh Trọng Khang sáng tác, có đoạn viết về người cha của nhân vật chính, một trung tướng quân đội Việt Nam Cộng hòa: “…ông vận quân phục với tất cả bông mai, huy chương…”, đây được xem là một sai sót kiến thức cơ bản, bởi trong quân đội Việt Nam Cộng hòa, bông mai chỉ dành cho cấp tá trở xuống, còn với cấp tướng là sao. Đây là một chi tiết nhỏ trong tác phẩm, nhưng lại là một hạt sạn lớn, bởi tác phẩm khắc họa tâm lý của người trẻ trong bối cảnh chiến tranh khốc liệt. Với những sai sót từ chi tiết cơ bản đến nhân vật, sự kiện lịch sử, tác phẩm vô tình khiến người đọc e dè, ngần ngại. Có thể nói, Mộ phần tuổi trẻ chính là phản ánh một thực tế của người viết trẻ hiện nay, mạnh dạn dấn thân vào những đề tài đầy gian nan, nếu không muốn nói trước đó hầu như ít cây bút nào, kể cả những cây bút trưởng thành muốn đi vào.
Một ấn phẩm nữa là Sử Việt - 12 khúc tráng ca của cây bút trẻ Phan Dũng, lần đầu sáng tác đã tạo nên một sự kiện xuất bản lớn trong năm 2017. Hơn 5.000 bản in đã được bán hết chỉ trong ngày đầu tiên ra mắt, thậm chí 1.000 bản in đặc biệt bán hết chỉ trong giờ đầu tiên sách chính thức ra mắt bạn đọc. Điều quan trọng nhất là đa số người mua sách là độc giả trẻ - vốn bị cho là thờ ơ, ít quan tâm, thiếu hiểu biết với dòng sách lịch sử. Sự thành công về số sách bán ra của một tác phẩm lịch sử dân tộc đã minh chứng cho một thực tế, người trẻ không lãng quên lịch sử, chỉ là còn thiếu những tác phẩm viết về lịch sử đủ sức thu hút họ. Thế nhưng, sau đó tác phẩm cũng nhanh chóng bị phát hiện có nhiều sai sót, chủ yếu đến từ thời gian diễn ra các sự kiện, tên các nhân vật lịch sử… Tuy đơn vị làm sách khẳng định sẽ sớm chỉnh sửa các sai sót trong lần tái bản tiếp theo, nhưng rõ ràng với một cuốn sách về lịch sử, việc có nhiều sai sót dù nguyên nhân từ đâu cũng dễ gây ra sự thất vọng.
Trên đây chỉ là 2 trong số một loạt tác phẩm gây bất ngờ của người trẻ trong năm 2017. Còn nhiều tác phẩm khác của người trẻ, một số viết về lịch sử theo phong cách thể hiện mới, một số khác thử thách mình trong những dự án vốn đầy khó khăn. Dù chưa có tác phẩm thực sự đứng vững trong lòng bạn đọc, nhưng không thể phủ nhận những tác phẩm của họ đã góp phần mang đến một không khí khác biệt cho thị trường sách trong nước.
Cái ổn lại chưa mới
Tuy có không ít tác phẩm mới lạ về nội dung và hình thức thể hiện, nhưng không thể phủ nhận, dòng văn học chủ lưu của người trẻ 2017 vẫn là du ký và “nỗi đau riêng”.
Với du ký, dù không còn là một thể loại ăn khách như những năm trước, nhưng năm nay nhiều cây bút trẻ vẫn tiếp tục tung ra những tựa sách mới. Có điều khác là những tác phẩm du ký mới đi vào những vấn đề sâu sắc hơn, như văn hóa, xã hội, lịch sử… Tiêu biểu trong loạt sách này, có thể kể đến tác phẩm Từ rừng thẳm Amazon đến quê hương Bolero của tác giả Nguyễn Tập. Để thực hiện cuốn sách, tác giả mất đến 8 năm với hàng chục chuyến đi, có những chuyến kéo dài 2 đến 4 tháng để thâm nhập thực tế.
Ngược lại với Nguyễn Tập, cuốn du ký của tác giả trẻ Alex Tu (tên thật là Dương Thanh Tú) có nhan đề Thích là nhích, giống một cẩm nang du lịch khi dành khá nhiều trang viết để hướng dẫn người đọc cách tính toán thời gian cho một chuyến đi, lựa chọn điểm đến phù hợp khả năng, xử lý các vấn đề về thủ hành chính trên đường… Có thể nói, nếu Từ rừng thẳm Amazon đến quê hương Bolero đưa bạn đọc du lịch trên những trang giấy, đến với các vùng đất xa lạ thì Thích là nhích lại tìm cách “dụ dỗ” người đọc trực tiếp thực hiện các chuyến đi.
Ở hội nghị Những người viết văn trẻ tổ chức tại TPHCM năm 2017, khi nhận định về các cây bút trẻ hiện nay, tác giả Minh Khuê đã tự trào rằng, văn học trẻ hiện đang “bội thực” những nỗi đau riêng. Không phải ngẫu nhiên từ “bội thực” được sử dụng khi mà có thể xem vai trò chủ đạo trong văn trẻ hiện nay vẫn là những tác phẩm chất chứa “nỗi đau” riêng.
Cuối 2017, nhà thơ trẻ Phong Việt ra mắt tập thơ mới nhất của mình Sao phải đau đến như vậy với đề tài là những trăn trở trong tình yêu. Trước đó, nhà văn trẻ Anh Khang cũng giới thiệu Trời vẫn còn xanh em vẫn còn anh viết về tình yêu của người trẻ giữa náo nhiệt của cuộc sống. Nhắc đến 2 tác giả trên, nhà văn Trần Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, nhận xét là “đi được nửa đường đến thành công”. Nửa đường đây là con số sách được bán ra đạt mức mà bất cứ một tác giả nào cũng phải thèm thuồng, nửa đường đây cũng là khi tác phẩm của họ dù chưa có đánh giá nào về nghệ thuật, nhưng tên tuổi của họ đã trở nên nổi tiếng với bạn đọc, nhất là độc giả trẻ trong nước. Họ không phải là hiếm hoi mà ngược lại là tiêu biểu cho một thế hệ sáng tác, như Anh Khang tự nhận là thế hệ “sáng tác với internet”, biết tận dụng mạng xã hội để đến với bạn đọc, đưa bạn đọc đến với mình. Thế hệ sáng tác này có rất nhiều cái tên đã trở nên nổi tiếng như: Nguyễn Ngọc Thạch, Hamlet Trương, Thảo Dương, Keng, Gào… và họ cũng có một điểm chung là vẫn chỉ dừng ở “nỗi đau riêng”, chỉ viết về những cảm xúc tuổi trẻ, tình yêu, những mối quan hệ kề cận, mà chưa thể phát triển tiếp trên con đường văn chương. Thực tế, chính những cây bút trẻ này cũng hiểu rõ điều đó. Anh Khang chật vật tìm một lối đi mới, Phong Việt “trả nợ thơ” xong đang nung nấu một tác phẩm mang tính thời sự. Gào, Hamlet Trương đều cố gắng làm mới chính mình.
Vẫn còn những cây bút trẻ khác tiếp tục cần cù trên con đường sáng tác, dù rằng vì nhiều lý do, họ vẫn chưa thể nổi bật trên văn đàn. Có thể điểm những cái tên như Hồ Huy Sơn - với những trang viết đầy chất thơ về quê hương, Văn Thành Lê - mạnh mẽ trong những trang viết về tình yêu và cuộc sống, Tiểu Quyên - mềm mại qua những câu chữ nhưng lại ẩn chứa sự mạnh mẽ bên trong… Rồi những Trần Minh Hợp, Nhật Phi, Thục Linh, Khải Duy…, mỗi người một vẻ góp phần vào việc tạo nên một nền văn học trẻ sống động, nhiều cung bậc.
Trên bước đường kế thừa
Không dám lạm bàn về giá trị văn chương của những tác giả trẻ hiện nay, nhưng nhà văn trẻ Anh Khang khẳng định rằng: “Thế hệ chúng tôi đã góp phần phát triển thị trường xuất bản sách”. Lời khẳng định này được củng cố thêm khi nhà văn Trần Văn Tuấn cũng công nhận: Văn trẻ tạo nên sự sôi động của văn học hiện nay. Và nếu cần có sự chứng minh cụ thể bằng con số thì theo thống kê của Công ty CP Phát hành sách TPHCM (Fahasa), trong mảng sách văn học, sách của các tác giả trẻ là bán chạy nhất năm 2017. Sự đa dạng ở nhiều hướng sáng tác trong năm qua cho thấy, những cây bút trẻ đang dần trưởng thành, tìm tòi những hướng đi mới, lấp dần những khoảng trống mà các thế hệ đi trước đã để lại.
Chỉ một điều đáng tiếc là bất chấp tầm ảnh hưởng ngày càng lớn, vai trò của các tác giả trẻ vẫn chưa được nhìn nhận đúng đắn. Có lúc họ bị xem nhẹ như là một loại “văn học thị trường”, có lúc họ gánh thêm tránh nhiệm đảm đương “sứ mệnh của nhà văn”. PGS-TS Trần Lê Hoa Tranh, tại tọa đàm về văn học trẻ ở TPHCM cho biết: “Văn học trẻ hiện nay cần một sự nhìn nhận nghiêm túc từ phía các nhà nghiên cứu hàn lâm. Cần xem đây là một bộ phận quan trọng của văn học một quốc gia, dù họ là đại chúng hay tinh hoa, cũng cần phải nghiên cứu ở nhiều mức độ, ngắn thì là bài báo, dài là công trình, sách… vì những tác phẩm này phản ánh thời đại mà người trẻ đang sống”.