Ngoài ra, 1/4 tổng số ca tử vong ở người trưởng thành là do chế độ ăn uống kém, và thế giới đang không đạt được 5 trong số 6 mục tiêu dinh dưỡng toàn cầu do Tổ chức Y tế thế giới đặt ra.
Thói quen ăn uống cho thấy sự lựa chọn dinh dưỡng của chúng ta có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với sức khỏe của bản thân mà còn đối với sức khỏe của hành tinh. GNR cho biết, một khẩu phần thịt đỏ phát thải gần 100 lần so với một khẩu phần thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ thịt đỏ đang có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, các quốc gia có thu nhập cao đang có tác động không cân đối trên toàn cầu. Họ cũng có tỷ lệ tử vong sớm do các rủi ro trong chế độ ăn uống cao nhất: 31% ở cả Bắc Mỹ và châu Âu.
Theo GNR, nếu tất cả dân số thế giới ăn theo cách của người Bắc Mỹ, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ tăng lên hơn 600% mức cần thiết nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu xuống dưới 20C. Nếu thế giới áp dụng chế độ ăn uống điển hình của các quốc gia châu Phi hoặc châu Á, tác động từ chế độ ăn uống của con người sẽ chỉ làm tăng tình trạng ấm lên 60%-75% so với mức bền vững.
Báo cáo kêu gọi tăng cường đầu tư khẩn cấp để cải thiện tình trạng dinh dưỡng toàn cầu, đặc biệt khi đại dịch Covid-19 ước tính sẽ khiến thêm 155 triệu người rơi vào cảnh nghèo cùng cực.