10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2024

Ngày 31-12, Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng ký ban hành 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Quốc hội Việt Nam năm 2024. Cụ thể như sau.

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua 18 luật, gần bằng 1/3 tổng số luật được thông qua từ đầu nhiệm kỳ. Ảnh: QUANG PHÚC
Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã thông qua 18 luật, gần bằng 1/3 tổng số luật được thông qua từ đầu nhiệm kỳ. Ảnh: QUANG PHÚC

1. Đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng pháp luật theo yêu cầu phát triển mới.

Năm 2024, công tác lập pháp đạt được kết quả rất quan trọng, đặc biệt ghi nhận sự đổi mới tư duy xây dựng pháp luật nhằm vừa bảo đảm quản lý nhà nước có hiệu quả, vừa khuyến khích đổi mới sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; triệt để cắt giảm thủ tục hành chính ; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể trong các quy định pháp luật. Do đó, các luật ban hành ngắn gọn, thực chất, quy định đúng và đủ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội, bảo đảm tính ổn định, giá trị lâu dài.

Số lượng luật, nghị quyết được thông qua trong năm 2024 nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay với 31 luật, 42 nghị quyết (chiếm gần 50% tổng số nhiệm vụ lập pháp đã hoàn thành từ đầu nhiệm kỳ đến nay), trong đó có 8 nghị quyết quy phạm pháp luật, được đa số đại biểu Quốc hội tán thành rất cao.

2. Quốc hội thông qua Luật Đất đai năm 2024; quyết định Luật Đất đai cùng với Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm 5 tháng.

Tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thông qua Luật Đất đai số 31/2024/QH15, hoàn thành một trong những nhiệm vụ lập pháp quan trọng hàng đầu của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2025.

Tuy nhiên, nhằm tháo gỡ vướng mắc, kịp thời đưa các chính sách mới đã được Quốc hội quyết định vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ và ý kiến đồng thuận cao của các địa phương, các cơ quan hữu quan, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Luật số 43/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng; trong đó Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực thi hành từ ngày 1-8-2024, sớm hơn 5 tháng, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của pháp luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện đồng bộ chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng đất, thị trường bất động sản và nhà ở.

3. Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư 2 dự án lớn, có ý nghĩa lịch sử đối với sự phát triển bền vững của đất nước là đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam và khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Việc Quốc hội đồng ý tiếp tục đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận sau 8 năm dừng triển khai có ý nghĩa quan trọng và mang tính thời đại nhằm phát triển hạ tầng năng lượng quốc gia, bảo đảm an ninh năng lượng, tăng cường phát triển nhân lực chất lượng cao và tiềm lực khoa học - công nghệ của đất nước.

Đặc biệt, dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam được triển khai theo hình thức đầu tư công, là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới trong phát triển hạ tầng quốc gia, kết hợp hài hòa giữa mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và là biểu tượng của khát vọng, tinh thần đổi mới, hành động quyết liệt của Đảng, Nhà nước nhằm mở ra cơ hội lớn cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong tương lai.

4. Quốc hội thông qua 2 chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống ma túy và phát triển văn hóa.

Các Nghị quyết đã xác định rõ các chỉ tiêu cụ thể, sát thực tiễn, có tính khả thi cao, đặt ra các nguyên tắc phân bổ nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm tác động mạnh mẽ tới hiệu quả phát triển bền vững về con người, bảo đảm môi trường sống an toàn, lành mạnh và đa dạng về tinh thần cho nhân dân.

5. Quốc hội quyết định "thông cấp" khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế đối với bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần điều trị bằng kỹ thuật cao.

Theo đó, Luật đã quy định về việc cho phép người có thẻ bảo hiểm y tế mắc bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao được lên thẳng cơ sở khám, chữa bệnh cấp chuyên sâu (các bệnh viện lớn, đầu ngành) mà không phải thực hiện thủ tục chuyển tuyến như hiện hành; đồng thời vẫn được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh theo tỷ lệ phần trăm mức hưởng quy định mà không cần phân biệt địa giới hành chính theo tỉnh.

124330-khai-mac-trong-the-ky-hop-thu-8-quoc-hoi-khoa-xv.jpg

6. Thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương và hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã theo tiến độ.

Đây là quyết định có ý nghĩa rất quan trọng, đánh dấu thành tựu nổi bật trong việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh đô thị hóa gắn với phát triển kinh tế đô thị của nước ta; qua đó, giúp thành phố Huế tạo sự chuyển dịch về không gian đô thị, không gian kinh tế, tạo động lực phát triển mới cho địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo tồn, phát huy giá trị đô thị di sản và bản sắc văn hóa Huế, đưa Huế trở thành trung tâm của vùng và cả nước theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

ĐB bấm nút.jpeg
Quốc hội bấm nút thông qua nghị quyết thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương. Ảnh: QUANG PHÚC

7. Quốc hội thông qua Quy hoạch không gian biển quốc gia lần đầu tiên tại Việt Nam.

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là Quy hoạch cấp quốc gia mang tính tổng hợp, đa ngành, chuyên môn cao và rất phức tạp, lần đầu tiên được lập ở Việt Nam; là công cụ quan trọng để cụ thể hóa “Quy hoạch tổng thể quốc gia” và tạo lập cơ sở cho quản lý các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái biển hiệu quả; qua đó, góp phần hình thành các ngành kinh tế biển vững mạnh, tạo thêm nhiều sinh kế cho người dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên biển.

8. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện các nghị quyết về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Đây được coi là hoạt động “giám sát lại” đầu tiên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, cho thấy, các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được các cơ quan triển khai nghiêm túc, có trách nhiệm, đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, tạo chuyển biến tích cực và đạt được kết quả cụ thể ở hầu hết các lĩnh vực.

9. Bám sát chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.

Việc sắp xếp, kiện toàn Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả là một trong những yếu tố “then chốt của then chốt” để đổi mới hoạt động của Quốc hội.

10. Quốc hội Việt Nam tiếp tục thúc đẩy, tăng cường hợp tác Nghị viện trên bình diện song phương và đa phương, góp phần hiện thực hóa đường lối đối ngoại của Đảng.

Hoạt động đối ngoại đa phương của Quốc hội ngày càng hiệu quả, thực chất, với tinh thần chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng tại các diễn đàn liên nghị viện thế giới và khu vực, góp phần nâng cao uy tín của Quốc hội và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Năm 2024, Quốc hội đã đón tiếp 39 đoàn nghị viện các nước thăm Việt Nam, trong đó có 10 đoàn cấp Chủ tịch Quốc hội, 8 đoàn cấp Phó Chủ tịch Quốc hội; tổ chức 45 đoàn ra của lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội…

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Biểu diễn văn nghệ tại Lễ hội Tết Việt và Lễ hội cổ truyền Masopust của Czech. Ảnh: MAI LAN

Cầu nối văn hóa gắn tình hữu nghị

Với mong muốn lan tỏa bản sắc dân tộc tới bạn bè quốc tế, cộng đồng người Việt tại Czech luôn tích cực tham gia vào các hoạt động giao lưu và giới thiệu văn hóa ở nước sở tại.

Ảnh minh họa

Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 30-3, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến khu vực Trung Trung bộ và một số nơi ở Nam Trung bộ. Nền nhiệt tại Bắc bộ giảm sâu, phổ biến từ 12-15 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì và phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VIẾT CHUNG

Thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025

Chiều 29-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về kết quả kiểm tra, đôn đốc triển khai kế hoạch hoàn thành 3.000km đường bộ cao tốc đến hết năm 2025 của 7 đoàn công tác do các Phó Thủ tướng làm trưởng đoàn.

Chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường”: Tặng học bổng, bàn giao công trình trường học hơn 6 tỷ đồng tại Bến Tre

Chương trình “Thắp sáng niềm tin - Vượt khó đến trường”: Tặng học bổng, bàn giao công trình trường học hơn 6 tỷ đồng tại Bến Tre

Trong các hoạt động sau mặt báo, Báo SGGP luôn hướng đến công tác chăm lo cho trẻ em cả về tri thức, thể chất lẫn tinh thần. Hoạt động tặng học bổng, bàn giao công trình bổ sung cho Trường THCS Bình Khánh nằm trong chương trình “Thắp sáng niềm tin – Vượt khó đến trường” không ngoài ý nghĩa trên.

Thanh niên, sinh viên tại TPHCM thực hiện nhiều hoạt động tại huyện đảo Phú Quý

Nhiều hoạt động ý nghĩa của tuổi trẻ TPHCM tại huyện đảo Phú Quý

200 lá cờ Tổ quốc, nhiều suất học bổng, hệ thống loa phát thanh, máy lọc nước, các phần quà, tư vấn hướng nghiệp... đã được đoàn viên, thanh niên TPHCM thực hiện tại huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) trong Hành trình Thanh niên, sinh viên với biển, đảo Tổ quốc năm 2025.

Khởi công xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

Khởi công xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

Cây cầu có tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, dài khoảng 720m, rộng từ 6 - 11m, khẩu độ vượt sông hơn 187m với tĩnh không thông thuyền (80m x 10m). Điểm đầu cầu phía quận 1 nằm tại Công viên bến Bạch Đằng, cách Công trường Mê Linh 125m về phía Nam. Phía TP Thủ Đức, cầu kết nối với Công viên bờ sông Khu đô thị mới Thủ Thiêm, tại ngã ba đường Nguyễn Thiện Thành và N14.

Bộ đội Biên phòng cắt tóc miễn phí cho người dân đảo Lý Sơn

Bộ đội Biên phòng cắt tóc miễn phí cho người dân đảo Lý Sơn

Nằm cách đất liền 15 hải lý, Đồn Biên phòng Lý Sơn đóng chân trên đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, luôn xác định xây dựng thế trận lòng dân, đảm bảo an ninh chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó, để gắn kết tình quân dân, các cán bộ, chiến sĩ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, đặc biệt là mô hình “Tay kéo Biên phòng”.

Sáng tạo để làm giàu lịch sử

Sáng tạo để làm giàu lịch sử

Việc thổi hồn vào những trang phục xưa và mang nó vào cuộc sống luôn là một bài toán khó khi yếu tố lịch sử và hiện đại cần có sự hòa hợp. Với niềm đam mê, tinh thần sáng tạo và chỉn chu, chị Đồng Phạm, người sáng lập Đồng Creative, đã hiện thực hóa mong muốn tái hiện các trang phục lịch sử và thu hút sự quan tâm.

Vì sao sử dụng lòng đường thu phí đậu xe vẫn... bị lỗ?

Vì sao sử dụng lòng đường thu phí đậu xe vẫn... bị lỗ?

Việc thu phí đậu ô tô theo giờ tại TPHCM được kỳ vọng sẽ giúp quản lý tốt hơn tình trạng đậu xe tràn lan trên vỉa hè, lòng đường; đồng thời tạo thêm nguồn thu cho ngân sách. Tuy nhiên, sau thời gian triển khai, thay vì thu về lợi nhuận, thành phố lại bị lỗ hơn 2 tỷ đồng. Vậy nguyên nhân từ đâu và ai sẽ chịu trách nhiệm cho khoản thâm hụt này?

Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ đề nghị có chính sách phát triển nhà ở cho công nhân với mức giá hợp lý

Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ đề nghị có chính sách phát triển nhà ở cho công nhân với mức giá hợp lý

Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ kiến nghị, Quốc hội rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho địa phương trong việc phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở công nhân với mức giá hợp lý, phù hợp với thu nhập thực tế.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm, chúc mừng TPHCM nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm, chúc mừng TPHCM nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Chiều 28-3, đoàn đại biểu Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh do đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh làm trưởng đoàn đã có buổi thăm, chúc mừng TPHCM nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025).