10 sai lầm trong nhà bếp chúng ta hay mắc phải

Các thói quen bảo quản, chế biến thực phẩm sai cách không chỉ làm mất hết những chất dinh dưỡng mà còn gây ra tác hại không hề nhỏ cho sức khỏe. Dưới đây là 10 sai lầm chúng ta nên tránh:
10 sai lầm trong nhà bếp chúng ta hay mắc phải

Rửa rau bằng nước muối: Theo một số thí nghiệm cho thấy, nước muối loãng không có tác dụng loại bỏ các dư lượng bảo vệ thực vật hoặc tác động gì đến trứng giun và các vi khuẩn gây bệnh. Cách rửa rau tốt nhất là rửa dưới vòi nước đang chảy. Sau đó rửa lại thêm nhiều lần, vớt ra và vẩy ráo trước khi ăn.

Làm đông thực phẩm nhiều lần trong tủ lạnh: Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh là cách kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn chứ không thể giết chết vi khuẩn.

Thực phẩm được đưa ra ngoài tủ lạnh (rã đông) tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tái sinh sôi. Nếu cấp đông trở lại, có thể khiến lượng vi khuẩn tăng lên gấp đôi, gây ngộ độc cấp tính và các bệnh lý khác cho cơ thể.

Sử dụng dầu ăn sai cách: Nhiệt độ trên 180°C, các axit béo trong dầu bị rối loạn cấu trúc tế bào hoặc tạo thành các amin sinh vật, dẫn đến nguy cơ ung thư.

Chúng ta có thể kiểm tra nhiệt độ dầu phù hợp bằng cách cho đũa vào dầu, khi nổi lên các bong bóng nhỏ xung quanh đũa thì có thể chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, không nên dùng dầu đã nấu nhiều lần sẽ gây tình trạng khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy. 

Rã đông thịt bằng lò vi sóng: Cách này chỉ khiến cho bề mặt ngoài mềm ra, nhưng thực ra phần bên trong vẫn chưa được rã đông hoàn toàn. Thực phẩm nửa chín nửa sống tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn tấn công nếu không được chế biến ngay. Tốt nhất là nên rã đông ngay trong ngăn mát của tủ lạnh, hoặc cho thực phẩm vào túi bóng và ngâm vào nước.

Cho tiêu vào thức ăn đang nấu: Hạt tiêu để ở nhiệt độ cao sẽ mất mùi thơm và biến thành các độc tố nguy hiểm cho cơ thể. Đối với các món hầm, tiềm, hãy sử dụng hạt tiêu tươi; với những món ăn thông thường, hãy bỏ tiêu vào công đoạn cuối cùng khi thức ăn đã chín hoàn toàn.

Hâm thức ăn nhiều lần: Chúng ta vẫn thường có thói quen giữ lại thức ăn thừa và hâm lại vào ngày hôm sau. Việc hâm lại thức ăn khiến các vitamin bị phân hủy, thức ăn sẽ không còn nhiều giá trị dinh dưỡng.

Nếm thử thức ăn để kiểm tra ôi thiu: Nếu bạn sử dụng cách nếm để thử độ ôi thiu, thì hãy dừng ngay việc này lại. Chỉ một lượng thực phẩm này có thể khiến cơ thể bị ngộ độc. Có rất nhiều cách để kiểm tra thức ăn còn sử dụng được nữa không: thức ăn thay đổi màu sắc, có váng vàng/trắng, nổi bong bóng, rau củ quả mềm nhũn, ngửi thấy mùi lạ, mùi hôi…

Thêm dầu vào khi luộc mì/hủ tiếu: Việc này vô tình làm tăng lượng chất béo, làm tăng lượng calo không cần thiết, ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt đối với người bệnh tim mạch, huyết áp. Để tránh mì/hủ tiếu kết dính, hãy giữ nước sôi liên tục và khuấy thường xuyên cho đến lúc chúng chín hoàn toàn.

Làm nguội trứng bằng nước lạnh: Trứng luộc ngâm vào nước lạnh giúp bóc vỏ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nước lạnh chứa nhiều vi khuẩn có hại, trong khi trứng chín thì phần vỏ sẽ không còn tác dụng ngăn chặn vi khuẩn nữa. Cách tốt nhất là để trứng nguội tự nhiên trước khi tiến hành bóc bỏ trứng.

Không rửa nồi khi chế biến món khác: Khi gặp nhiệt độ cao, các vụn thức ăn thừa còn lại ở món trước sẽ sinh ra các chất gây ung thư như benzopyrenne. Vì vậy, các bà nội trợ nên rửa sạch nồi khi chế biến món ăn khác nhau, vừa tránh việc tạo ra các chất độc hại vừa giữ được mùi vị đặc trưng của món ăn.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp tết: Giám sát chặt thịt gia súc, gia cầm

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp tết: Giám sát chặt thịt gia súc, gia cầm

Tết Nguyên đán là thời điểm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, kéo theo nỗi lo về thực phẩm không an toàn, nhất là thịt gia súc, gia cầm. Xung quanh vấn đề này, PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Long (ảnh), Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) để làm rõ một số vấn đề mà dư luận và người tiêu dùng quan tâm.

Phạt nặng để răn đe

Phạt nặng để răn đe

Thay đổi hành vi cần bắt đầu từ thay đổi nhận thức. Việc tăng cường xử lý vi phạm giao thông đang tác động mạnh mẽ đến việc chấp hành của người dân, thì lĩnh vực an toàn thực phẩm (ATTP) hoàn toàn có thể có bước đột phá tương tự nếu mức phạt đủ nặng, thậm chí phạt “khủng”.

Cơ quan chức năng giám sát an toàn thực phẩm tại chợ đầu mối Thủ Đức, TPHCM

Bất an với thực phẩm “bẩn”

Không gây ra ngộ độc cấp tính, nhiều loại thực phẩm “ngậm” hóa chất tích tụ trong cơ thể người tiêu dùng và phát bệnh sau nhiều năm. Những tổn hại sức khỏe này rất khó xác định nguyên nhân hay “chỉ mặt, đặt tên”.

Siết an toàn thực phẩm

Siết an toàn thực phẩm

Thực phẩm an toàn là mối quan tâm, mong muốn của hàng triệu người dân thành phố khi Tết Nguyên đán cận kề. Hiện nay, TPHCM có 3 chợ đầu mối, khoảng 230 chợ truyền thống, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi cùng hàng ngàn kênh mua sắm trực tuyến cung ứng cho người dân thành phố khoảng 10.000 tấn lương thực, thực phẩm các loại mỗi ngày. Mặc dù cơ quan chức năng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm cung ứng thực phẩm chất lượng và an toàn, nhưng rủi ro vẫn tồn tại.

Tiệm bánh mì Cô Ba Bến Đình đã bị yêu cầu tạm ngưng hoạt động

Tạm đình chỉ cửa hàng bánh mì "Cô Ba" làm nhiều người nhập viện nghi ngộ độc

Sáng 28-11, liên quan tới vụ nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì mua ở cửa hàng "Cô Ba" (ở ngã tư Bến Đình, phường 7, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) làm hơn 100 người phải nhập viện, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị khẩn trương làm rõ và xử lý nghiêm vụ việc này.

Chế độ dinh dưỡng đồng hành để có trái tim khỏe

Chế độ dinh dưỡng đồng hành để có trái tim khỏe

Hiện nay, bệnh tim mạch không chỉ phổ biến ở người lớn tuổi mà ngày càng trẻ hóa. Người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng, chất lượng sống suy giảm và cả nguy cơ đe dọa tính mạng.

Probio Food: Người bạn đồng hành của ngành giáo dục

Probio Food: Người bạn đồng hành của ngành giáo dục

Nhắc đến Probio Food, nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến một người bạn đồng hành của ngành giáo dục, chăm lo vấn đề dinh dưỡng cho các em học sinh. Đơn vị chuyên cung cấp suất ăn bán trú cho học sinh với sự trách nhiệm, tận tâm cùng những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đội xe tuyên truyền lưu động về an toàn thực phẩm sẽ chạy xung quanh các tuyến đường trên địa bàn TPHCM trong tháng hành động

TPHCM phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15-4 đến hết ngày 15-5 nhằm nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

Học sinh chuộng thức ăn nhanh được bày bán trước cổng Trường THPT Tân Phong, quận 7, TPHCM. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Nguy cơ mất an toàn thực phẩm trong mùa nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển, dẫn đến thực phẩm mất an toàn vệ sinh và có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Do đó, việc đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) là điều hết sức cần thiết đối với các cơ sở chế biến và kinh doanh. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần có thói quen sử dụng thực phẩm an toàn để đảm bảo sức khỏe trong mùa nắng nóng.