10 luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2024

1. Luật Căn cước 2023: Luật Căn cước số 26/2023/QH15 đã bổ sung một loại giấy tờ mới cho công dân là thẻ Căn cước.

2. Luật Các tổ chức tín dụng 2024: Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 quy định nhiều nội dung đáng chú ý về việc cho vay. Trong đó có thể kể đến việc cấm bán bảo hiểm không bắt buộc kèm khoản vay tại khoản 5 Điều 15.

3. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 19/2023/QH15 đã ban hành nhiều quy định mới có lợi cho người tiêu dùng.

4. Luật Giá 2023: Theo Luật Giá số 16/2023/QH15, hàng loạt hàng hóa, dịch vụ không còn nằm trong danh mục bình ổn giá gồm điện; đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện; muối ăn.

5. Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023: Theo luật này, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sẽ chính thức được tham gia bảo hiểm xã hội.

6. Luật Tài nguyên nước 2023: Một trong các hành vi bị nghiêm cấm được bổ sung tại Điều 8 Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 là việc lấp sông, suối, kênh, rạch trái phép.

7. Luật Giao dịch điện tử 2023: Luật Giao dịch điện tử 20/2023/QH15 có hiệu lực chính thức bổ sung các khái niệm chữ ký điện tử, chữ ký số, hợp đồng điện tử.

8. Luật Viễn thông 2023: Luật Viễn thông 24/2023/QH15 bắt đầu điều chỉnh 3 dịch vụ mới là dịch vụ trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây và dịch vụ viễn thông cơ bản trên internet.

9. Luật Hợp tác xã 2023: Luật Hợp tác xã số 17/2023/QH15 quy định 2 tiêu chí để phân loại hợp tác xã thành siêu nhỏ, nhỏ, vừa và lớn là tiêu chí số lượng thành viên chính thức và doanh thu hoặc tổng số vốn.

10. Luật Phòng thủ dân sự: Phòng thủ dân sự được hiểu là bộ phận của phòng thủ đất nước gồm các yếu tố: Các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả của chiến tranh; Các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả của sự cố, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; Là các biện pháp được sử dụng để bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.

Tin cùng chuyên mục