Vệ sinh môi trường, diệt chuột để phòng dịch hạch

(SGGP).- Ngày 25-11, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) tiếp tục khuyến cáo chủ động phòng, chống bệnh dịch hạch, ngăn chặn kịp thời không để lan truyền vào Việt Nam. Các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, giám sát dịch hạch trên động vật hoang dã, tập trung giám sát vật chủ trung gian truyền bệnh (chuột, bọ chét) tại vùng có nguy cơ; phối hợp với các lực lượng chức năng tại khu vực cửa khẩu kiểm tra, giám sát chặt chẽ y tế đối với người, kiểm tra phương tiện vận chuyển, hàng hóa, động vật nhập khẩu vào nước ta.

(SGGP).- Ngày 25-11, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) tiếp tục khuyến cáo chủ động phòng, chống bệnh dịch hạch, ngăn chặn kịp thời không để lan truyền vào Việt Nam. Các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, giám sát dịch hạch trên động vật hoang dã, tập trung giám sát vật chủ trung gian truyền bệnh (chuột, bọ chét) tại vùng có nguy cơ; phối hợp với các lực lượng chức năng tại khu vực cửa khẩu kiểm tra, giám sát chặt chẽ y tế đối với người, kiểm tra phương tiện vận chuyển, hàng hóa, động vật nhập khẩu vào nước ta.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM khuyến cáo, đường lây của bệnh dịch hạch từ bọ chét hút máu động vật mang bệnh (chuột, thỏ, nhím…) rồi cắn người. Người bị truyền trực tiếp vi khuẩn từ động vật nhiễm bệnh qua da trầy xướt hoặc bị động vật mang bệnh cào, cắn. Người hít trực tiếp vi khuẩn từ không khí.

Theo Cục Y tế dự phòng, để phòng bệnh cần lưu ý: Vệ sinh môi trường, cải thiện nhà cửa, kho bãi nơi làm việc, cất giữ lương thực cho người, gia súc kín đáo, để chuột và các loài gặm nhấm không có nguồn thực phẩm và môi trường thuận lợi để sống, sinh sôi; đeo găng tay khi xử lý động vật chết để tránh tiếp xúc da với vi khuẩn dịch hạch (nếu có); dùng thuốc chống, diệt côn trùng nếu nghĩ mình có thể đã tiếp xúc với bọ chét qua các hoạt động như cắm trại, trú ẩn hay làm việc ngoài trời…

TƯỜNG LÂM

Tin cùng chuyên mục