Xung quanh sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục: Cuộc thí điểm dai dẳng

Mới đây, một đoạn clip ghi lại cảnh cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Nhiều phụ huynh hoang mang bởi cách đánh vần “khó hiểu” với cả người lớn và trẻ em.
Bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục
Bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục

Cách đánh vần trong clip là cách đánh vần theo bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại đang được thí diểm dạy ở tiểu học. Đây là vấn đề gây khá nhiều băn khoăn suốt những năm qua.

Cuộc tranh luận nhiều năm chưa dứt

Trong đoạn clip được phụ huynh ghi lại, cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần từng âm tiết trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, cách đánh vần này khiến các bậc phụ huynh thấy khác thường. Nhiều ý kiến cho rằng cách đánh vần này không giống với cách đánh vần thông thường mà trước đây các phụ huynh từng được học. Nhiều người ý kiến chỉ trích cho rằng cải cách này làm khó học sinh. Rất nhiều phụ huynh bày tỏ hoang mang, nhất là những người có con sắp vào lớp 1.

Cách đánh vần trong clip là cách đánh vần theo bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại và giáo viên này đang tuân thủ đúng theo phương pháp của giáo trình. Khi đánh vần sẽ theo âm, không đánh vần theo chữ. Ví dụ: ca: /cờ/ - /a/ - ca/; quê: /cờ/ - /uê/ - /quê/. Do đánh vần theo âm nên khi viết phải viết theo luật chính tả: âm /cờ/ đứng trước âm /e/, /ê/, /i/ phải viết bằng chữ k (ca). Âm /cờ/ đứng trước âm đệm phải viết bằng chữ q (cu), âm đệm viết bằng chữ u…

Theo GS Hồ Ngọc Đại, chương trình giúp học sinh hiểu sâu về cấu tạo âm tiết tiếng Việt, từ đó phát huy sức sáng tạo của học sinh, có thể và cần thiết dạy cho học sinh lớp 1 các kiến thức, khái niệm ngữ âm học. Đó chính là sự khác biệt giữa chương trình cải cách và chương trình dạy tiếng Việt truyền thống.

Thực tế, bộ sách trên đã được áp dụng thử nghiệm nhiều năm và nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ phía phụ huynh cũng như tạo nên cuộc tranh luận trong giới chuyên môn suốt nhiều năm qua. Sách của GS Hồ Ngọc Đại đã được dạy từ năm 1979 ở Trường Thực nghiệm Công nghệ giáo dục - ngôi trường do chính GS sáng lập. Từ đó đến nay, bộ sách cũng đã trải qua những thăng trầm khi ngành giáo dục lúc thì dừng, lúc lại tiếp tục cho dạy thí điểm ở trường tiểu học.

Năm 2006, sau một số năm gián đoạn dạy trong trường tiểu học, GS Hồ Ngọc Đại đưa sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục quay trở lại qua đề tài nghiên cứu cấp bộ: “Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số”. GS đi Lào Cai vận động chính quyền địa phương đưa sách vào dạy. Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) quyết định cho thí điểm tiếp ở 5 tỉnh. Năm 2013 Bộ GD-ĐT đồng ý tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục được xem là một phương án dạy học chính thức để các tỉnh, thành phố lựa chọn. Dù vậy, sự tranh luận vẫn không ngừng diễn ra nên năm 2017, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã ban hành quyết định thành lập hội đồng quốc gia thẩm định lại.

Vẫn chỉ là thí điểm?

Trả lời báo chí, ông Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho hay, tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại đi theo hướng ngữ âm học và đã triển khai nhiều năm nay. “Có thể với những phụ huynh thấy lạ tai nên câu chuyện mới xôn xao như vậy, chứ các năm trước đây những trường, địa phương theo chương trình này đã dạy học như vậy mà không có vấn đề gì” - ông Nguyễn Đức Hữu nói. Theo ông Hữu, thực tế có nhiều giáo viên, phụ huynh học sinh sau khi tiếp cận chương trình này cũng đánh giá là bình thường. Hội đồng thẩm định quốc gia đã thẩm định và chấp nhận cho phép địa phương nào muốn thì tổ chức dạy học theo tài liệu của chương trình này.

Ngày 27-8, trao đổi với báo chí, GS Hồ Ngọc Đại cho hay, cách đánh vần này được dạy theo bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, được xây dựng trên tinh thần giải pháp công nghệ giáo dục do ông khởi xướng. Cách đánh vần theo bộ sách này đến nay đã được triển khai ở 49 địa phương với hơn 800.000 học sinh theo học. GS Hồ Ngọc Đại nêu rõ, theo yêu cầu giáo dục, đối với học sinh khi học hết lớp 1 cần phải đọc thông, viết thạo, viết đúng chính tả tiếng Việt, không thể tái mù chữ. Chương trình dạy theo bộ sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục sẽ giải quyết triệt để, giúp học sinh lớp 1 có thể thực hiện toàn bộ yêu cầu trên. Đặc biệt, các em ở miền núi, vùng khó khăn, xa xôi nhất, chưa bao giờ đến trường nhưng chỉ cần 1 năm học theo chương trình sẽ đọc thông, viết thạo, viết đúng chính tả tiếng Việt. 

Thực tế, nhiều địa phương đã mở rộng dạy chương trình của GS Hồ Ngọc Đại. Đơn cử Nam Định dạy ở 100% các trường tiểu học từ 6 năm nay. Tuy vậy, trong xã hội vẫn tồn tại các đánh giá khác nhau đối với chương trình này. Người thích thì ca ngợi, người không thích thì lại phê phán. Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ GD-ĐT không nên cho phép song hành 2 cách phát âm như vậy, cần có sự thống nhất trong cả nước và phải có một hội đồng để thống nhất cách dạy, cách học cũng như giữ gìn sự ổn định, trong sáng của tiếng Việt.

Là một thí nghiệm khoa học (?)

Ngày 27-8, trao đổi với PV Báo SGGP, GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông mới cho biết, sách Tiếng Việt 1 theo chương trình Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại là một thí nghiệm khoa học, không phải SGK bởi hiện nay vẫn đang thực hiện một chương trình, một bộ SGK.

“Chúng ta nên nhìn nhận đó là một thí nghiệm có thể tốt hoặc chưa hoàn toàn tốt. Thí nghiệm này cũng không liên quan gì đến chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới. Chương trình giáo dục phổ thông mới chỉ quy định mục tiêu, yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất của học sinh ở các môn học, nội dung khái quát các môn học, phương pháp dạy học, đánh giá. Chương trình không quy định chi tiết việc dạy học vần ở lớp 1 chẳng hạn, vì thế tài liệu của GS Hồ Ngọc Đại không liên quan đến chương trình mới”, GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định.

Vẫn theo GS Nguyễn Minh Thuyết, chương trình hiện nay vẫn đang được biên tập để chuẩn bị ban hành, khi nào có chương trình thì mới tổ chức viết SGK, vì thế, phụ huynh học sinh không nên hoang mang.

“Tài liệu của GS Hồ Ngọc Đại hiện nay vẫn chỉ mang tính chất thí điểm. Tới đây khi triển khai chương trình phổ thông mới, nếu định đưa vào nhà trường thì phải phù hợp với chương trình phổ thông mới cả về yêu cầu cần đạt, mức độ với các lớp, quan điểm dạy học. Nếu muốn trở thành SGK được lựa chọn thì phải được hội đồng thẩm định quốc gia thông qua và muốn được thông qua thì phải phù hợp về yêu cầu giảm tải, mức độ”, GS Nguyễn Minh Thuyết nói và cho hay, với chương trình mới, ở tiểu học cũng sẽ không dạy những kiến thức sâu về ngôn ngữ học, mà tập trung chủ yếu là kỹ năng đọc, nói, nghe.

Trước đó, hội đồng thẩm định quốc gia đã yêu cầu chỉnh sửa và cho phép thí điểm sách Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục đến khi chương trình phổ thông mới ban hành.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Vỏ văn phong
Chính phủ nên xem lai vấn đề này một cách nghiêm túc
Vo danh
Những người tiên phong đổi mới rất đáng hoan ngênh & ủng hộ. Bạn nên chỉ trích bộ GD kém cỏi không dám dũng cảm ủng hộ và đổi mới, không đủ năng lực nhìn xa nên chỉ dám "thí điểm", hên thì ăn, xui thì cũng không bị gì vì "chỉ thí điểm thôi".
Trần Tuấn
Sao không nghĩ làm cái gì cho đất nước phát triển hơn giầu đẹp hơn mà cứ nghĩ mấy trò vớ vẩn làm thiệt hại kinh tế nhân dân, gây bức xúc trong nhân dân vậy.
Trần Tuấn
Mệt mỏi với các ông GS quá. Thời gian để viết để bình luận, phản tốn công sức như thế này làm mất bao nhiêu việc. Đổi cách học như vậy phụ huynh lấy đâu thời gian mà dậy con, họ còn phải lăn lộn ngày đêm kiếm tiền nuôi gia đình nữa chứ. Đâu như các ông chỉ có ngồi nghĩ ra mấy thứ vớ vẩn rồi cuối tháng lấy lương. Bây giờ gửi ông bà cũng không dạy được cháu nữa. Phải làm sao đây? Học mẫu giáo thì dạy 1 kiểu, lên lớp 1 học 1 kiểu, về nhà thì bố mẹ chịu. Mỗi tỉnh thành lại dạy 1 kiểu. Con cái chúng tôi thành chuột bách hết rồi.
Nguyễn Vũ Hoàng Văn
Cảm ơn tác giả vì đã dũng cảm nói lên vấn đề quan trọng của cả dân tộc!
Quang Vinh
Người VN có cần các công trình nghiên cứu như của Hồ Ngọc Đại, Bùi Hiền hay không. Chắc chắn là không cần. Vậy những công trình nghiên cứu này có mang lại lợi ích gì hay không. Chắc chắn không. Không những vậy nó còn gây hại. Vậy những tác giả có là nhà khoa học vì nước vì dân hay không. Đương nhiên là không. Làm nhà khoa học trong khi mà đất nước đang còn nhiều khó khăn, nghèo đói thì phải nghĩ điều mình làm có đem lại lợi ích gì cho dân cho nước hay không, nhà khoa học đừng tư duy kiểu "thừa giấy vẽ voi".
linh tran
Tại sao con cái chúng ta bị biến thành vật thí nghiệm
Quang Vinh
Các ông được gọi là giáo sư, nhà khoa học của Bộ GD&ĐT hình như đều bị tâm thần, gàn dở. Họ không còn đủ trí tuệ để biết việc làm của mình có lợi có hại như thế nào. Hãy để cho mội người tập trung năng lực làm cái gì để ra tiền của cho đất nước, để làm cho văn hóa đạo đức con người của cả xã hội phát triển chứ không phải tốn thời gian chửi nhau, mạt sát nhau, mất thời gian con trẻ, tốn tiền của nhà nước. Nhà nước nên kiên quyết loại trừ các người mang danh khoa học mà chỉ phá hại đất nước ra khỏi mọi hoạt động giáo dục.

Tin cùng chuyên mục

Phó Tổng Biên tập phụ trách Báo SGGP Nguyễn Khắc Văn trao đổi nội dung giao lưu cùng các khách mời. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Chọn ngành đam mê, phù hợp sở trường

Từ nay đến ngày làm thủ tục đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, học sinh (học sinh lớp 12 và thí sinh tự do đã tốt nghiệp những năm trước) không nên quá lo lắng. Với đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, thí sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh để hiểu rõ quy định xét tuyển của từng trường, từng ngành và quan trọng nhất vẫn là nên xác định ngành, nghề mình có đam mê và yêu thích...

Giải đáp những thông tin quan trọng về thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025

Giải đáp những thông tin quan trọng về thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025

Để giúp thí sinh trên cả nước chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học năm 2025, Báo SGGP tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Thông tin mới nhất về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2025” với sự tham gia của đại diện Sở GD-ĐT TPHCM, Đại học Quốc gia TPHCM, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Trường ĐH Tài chính Marketing TPHCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.

Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh nói gì về khu nội trú bỏ hoang, gây lãng phí?

Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh nói gì về khu nội trú bỏ hoang, gây lãng phí?

Ông Đinh Ngọc Dạn, Chủ tịch UBND Huyện Sông Hinh (tỉnh Phú Yên) vừa ký văn bản phản hồi Báo SGGP, đồng thời báo cáo UBND tỉnh Phú Yên, sau bài Xót xa khu nội trú cho học sinh, giáo viên bỏ hoang, trở thành ruộng mía, phản ánh Khu nội trú dành cho học sinh và giáo viên Trường THPT Nguyễn Du (thị trấn Hai Riêng, huyện Sông Hinh) bị bỏ hoang, gây lãng phí tài sản công trong nhiều năm qua. UBND huyện Sông Hinh cũng ghi nhận và cảm ơn Báo SGGP đã phản ánh vụ việc.

Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Linh hoạt phương án tăng tốc

Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Linh hoạt phương án tăng tốc

Ngày 1-4, đoàn công tác của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TPHCM đã có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

TPHCM: Đề xuất "hướng ra" đẩy nhanh tiến độ xây dựng 4.500 phòng học

Sáng 1-4, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND TPHCM) Cao Thanh Bình dẫn đầu đoàn công tác có buổi làm việc với Sở Tài chính, Sở GD-ĐT TPHCM, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp TPHCM về tổ chức thực hiện Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Ngành công nghệ vi mạch, bán dẫn: Khẩn trương xây dựng chương trình đào tạo

Từ năm 2024 đến nay, hàng loạt trường công bố tuyển sinh ngành công nghệ vi mạch (CNVM), bán dẫn nhằm giải bài toán “khát” nguồn nhân lực cho lĩnh vực này của Việt Nam. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc cấp thiết hiện nay là cần sớm xây dựng một chương trình đào tạo vi mạch bán dẫn hoàn chỉnh, đúng chuẩn quốc tế, có sự tham gia của doanh nghiệp, đầu tư của Nhà nước.