Xiêm La quốc lộ trình tập lục

Thời gian gần đây, trên thị trường sách xuất hiện ngày càng nhiều dòng sách lịch sử. Đó là những tác phẩm được thực hiện vào các giai đoạn cụ thể trong lịch sử của đất nước ta.

Thời gian gần đây, trên thị trường sách xuất hiện ngày càng nhiều dòng sách lịch sử. Đó là những tác phẩm được thực hiện vào các giai đoạn cụ thể trong lịch sử của đất nước ta.

Xiêm La quốc lộ trình tập lục ảnh 1

Các công trình này đến nay không còn giá trị sử dụng ban đầu nhưng lại mang đậm giá trị bảo tồn lịch sử, góp phần phản ánh những hình ảnh chân thật trong quá khứ, giúp người đọc thông qua tác phẩm phần nào hình dung ra những gì đã diễn ra, tồn tại trong lịch sử dân tộc. Các tác phẩm dạng này rất đa dạng, đó có thể là các công trình nghiên cứu văn hóa Việt Nam của người Pháp để phục vụ mục tiêu khống chế thuộc địa, đó cũng có thể là những báo cáo của chính quyền sở tại về các nhân vật, sự kiện trong thời điểm lịch sử, cũng có khi đó là những văn bản, trình tấu, tường thuật về những chuyến đi ngoại giao… Tác phẩm Xiêm La quốc lộ trình tập lục do NXB Văn hóa Văn nghệ TPHCM xuất bàn đầu tháng 4 chính là một trong những tài liệu như thế.

Xiêm La quốc lộ trình tập lục là tập tài liệu thuyết minh cho bức địa đồ Xiêm La do hai đại thần nhà Nguyễn là Tống Phước Ngoạn và Dương Văn Châu thực hiện trong chuyến đi sứ sang Xiêm vào năm 1810. Đây là một tài liệu thuộc loại đặc biệt hiếm trong kho tàng di sản Hán Nôm Việt Nam, bởi nó cung cấp nhiều sử liệu quý giá trên các lĩnh vực sử học, địa lý học, ngôn ngữ học, đặc biệt là lịch sử giao thông đường bộ và đường thủy ở khu vực Đông Nam Á.

Xiêm La quốc lộ trình tập lục gồm 6 phần chép về 6 tuyến hành trình qua Xiêm La (Thái Lan ngày nay) trong đó có đường bộ, đường sông, đường biển… Các tác giả đã ghi chép rất cẩn thận về những vấn đề trên đường đi, các địa danh, miêu tả cụ thể vùng đất, con người dọc theo các tuyến đường ví dụ như tuyến “Hải môn thủy trình” (đường thủy theo cửa biển) ghi chép hành trình theo các con sông, từ cửa biển đến đầu nguồn hoặc đến nơi hợp lưu...

Tuy gọi là “Tập hợp ghi chép về các con đường ở nước Xiêm La” nhưng do ngày xưa giao thông địa lý rất khó khăn nên các tác giả đã ghi chép rất đầy đủ cả các vùng đất tiếp giáp giữa các quốc gia. Đọc tác phẩm,  bạn đọc có thể thấy gần như trọn vẹn những ghi nhận, đánh giá của người xưa về địa lý tự nhiên, chép sơ lược địa hình cảnh quan, động thực vật, khoáng sản, chép kỹ về chiều rộng, độ sâu các cửa biển… của các vùng đất từ Việt Nam qua Xiêm La. Không những thế, tác phẩm còn có phần văn hóa sơ lược về các di tích, kiến trúc, cư dân, sinh hoạt đời sống, tình hình binh bị (các đồn ải biên phòng, quân số).

Chính vì những ghi chép đầy đủ và cẩn trọng của các nhà ngoại giao này nên Xiêm La quốc lộ trình tập lục được các nhà nghiên cứu ngoại quốc xem là một tài liệu lịch sử giao thông mang tính khu vực. Tác phẩm được viết bằng tiếng Nôm, phần chuyển ngữ do nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân, người có nhiều năm nghiên cứu địa bạ, văn hóa Việt Nam thực hiện.

XUÂN THÂN

Tin cùng chuyên mục