Nhật Bản là một đất nước chịu nhiều ảnh hưởng bởi thiên tai, trong đó có mưa bão. Mưa lớn do biến đổi khí hậu, đô thị hóa… xảy ra ngập lụt, gây ra nhiều thiệt hại là những thách thức mà Nhật Bản từng đối diện. Tình trạng ngập úng ở TPHCM có những nét tương đồng lớn với một số TP của Nhật Bản. Như vậy, các giải pháp xử lý ngập úng ở Nhật Bản sẽ là kinh nghiệm quan trọng trong công tác chống ngập ở TPHCM?
Trên công viên, dưới “hồ thần kỳ”
TPHCM nằm ở hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai, giáp với biển Đông nên chịu tác động trực tiếp dòng chảy lũ từ thượng lưu (thông qua sông Đồng Nai, Sài Gòn) và tác động trực tiếp từ triều biển Đông. Trong khi đó, TPHCM có tốc độ đô thị hóa cao, lại có địa hình thấp (với gần 75% diện tích có cao độ dưới +2m) và hệ thống thoát nước mưa đã xuống cấp nên ngập úng là hình ảnh quá đỗi quen thuộc đối với người dân TPHCM.
Trong khi đó, nhiều TP của Nhật Bản cũng có nhiều nét tương đồng đối với TPHCM về tình trạng ngập lụt. Cụ thể, nhiều nơi ở Nhật Bản thường xuyên đối diện với thiên tai, trong đó có những trận mưa rất lớn gây ngập úng nghiêm trọng. Như tháng 6-1953, chỉ trong 4 ngày, TP Kitakyuhu (tỉnh Fukuoka) đã hứng chịu lượng mưa tương ứng với khoảng 40% trong 1 năm. Trận mưa lịch sử này gây lũ, lở đất trên sông Murasaki, làm ảnh hưởng đến 83.000 hộ dân, khiến 183 người chết. Tổng thiệt hại lên đến 11 tỷ yên (khoảng 60 tỷ yên ở thời điểm hiện tại, tương đương 12.700 tỷ đồng).
Tương tự, thủ phủ của tỉnh Fukuoka là TP Fukuoka cũng chịu nhiều thiên tai như mưa lớn gây lũ lụt. TP này đã trải qua 2 cơn mưa lớn vào năm 1999 và 2003. Ông Yoshitake, Ban sông ngòi (thuộc Bộ phận Cải tạo đất tỉnh Fukuoka), cho biết các cơn mưa lịch sử trên làm hàng ngàn căn nhà ở TP bị ngập. Mưa ngập còn ảnh hưởng đến nhà ga tàu điện ngầm Hakata. Vì vậy, tỉnh Fukuoka áp dụng các giải pháp chống ngập như mở rộng, nạo vét sông nhằm tăng dung tích chứa nước. Đặc biệt là giải pháp xây đập, xây hồ để điều tiết lượng nước mưa nhằm giảm ngập lụt. “Việc xây hồ điều tiết nước mưa và trạm bơm có mục tiêu cốt lõi là tăng công suất chứa nước mưa, giúp giảm ngập cho TP”, ông Yoshitake khẳng định.
Hiện nay, TP Fukuoka (là một trong những TP lớn của Nhật Bản) có 2 hồ điều tiết nước mưa với tổng công suất gần 30.000m³ gần công viên Sanno. Trong đó, hồ điều tiết nước mưa ngầm Sanno 1 được xây dựng từ việc đào sân bóng chày sâu 1,8m. Khi không có mưa, nơi đây sẽ là sân vận động để người dân vui chơi. Khi xảy ra mưa, nó sẽ là hồ điều tiết với sức chứa khoảng 13.000m³. Cũng tại công viên này, bên dưới còn có hồ điều tiết nước mưa Sanno 2 được xây ngầm, có sức chứa khoảng 15.000m³, nhằm thu gom nước lũ rồi bơm (đường kính ống lớn nhất rộng đến 5m) ra sông.
Đối với thủ đô của Nhật Bản là Tokyo, trước đây cũng thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa do nước các sông Tone, Are và Edo dâng cao. Ông Kanazawa Hirokatsu, Tổng Quản lý Văn phòng phát triển sông Edo (thuộc Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản), cho biết đỉnh điểm là bão Mireilles vào tháng 9-1991 đã làm 30.000 ngôi nhà và 100km² ở vùng ngoại ô của Tokyo ngập sâu, làm 52 người thiệt mạng. Do đó, Chính phủ Nhật Bản khẩn trương nghiên cứu xây dựng hệ thống G-Cans, gồm nhiều hầm, bể chứa nước nằm sâu dưới lòng đất, bên dưới sân bóng đá và công viên.
“Cung điện ngầm” chống ngập hiện đại
Các hồ điều tiết Sanno hay hệ thống G-Cans đã giúp nâng cao năng lực tiêu thoát nước, đảm bảo cho các TP vừa kể trên chống chọi với những trận mưa có vũ lượng lớn. Chẳng hạn, từ khi hoàn thành hồ điều tiết Sanno (năm 2012) đến nay, TP Fukuoka không bị ngập như những năm trước, đặc biệt nhà ga Hakata chưa bao giờ bị ngập lại.
Trong khi đó, hệ thống G-Cans (tên đầy đủ là Kênh xả ngầm ngoài khu vực đô thị, Metropolitan Area Outer Underground Discharge Channel) được mệnh danh là cung điện dưới lòng đất của Nhật Bản. Đây là một tác phẩm kỳ công của kỹ thuật hiện đại, cũng là công trình thoát nước ngầm lớn nhất thế giới. Dự án bắt đầu với ý tưởng chuyển hướng tất cả lượng nước mưa từ bão biển, bão nhiệt đới và lũ lụt từ các khu vực xung quanh, đặc biệt là Tokyo ra sông Edo để giúp những nơi này không bị ngập.
Theo ông Kanazawa Hirokatsu, hệ thống thoát nước G-Cans được xây dựng sâu 50m dưới lòng đất, cách Tokyo 38km. Hệ thống G-Cans gồm 5 giếng đứng bê tông lớn (cao 65m, đường kính 32m). Chúng được nối với nhau bằng hệ thống đường hầm dài 6,4km. Ở cuối hệ thống, nước sẽ được trữ trong một bể nước kiểm soát áp lực khổng lồ (cao 24,5m, dài 177m và rộng 78m) mang tên “The Temple” (Ngôi đền). “Ngôi đền” này có chức năng giảm áp lực của nước chảy, đồng thời kiểm soát dòng nước trong trường hợp một máy bơm nào đó trong hệ thống bị vỡ. Nâng đỡ bể nước tối quan trọng này là hệ 59 cột bê tông cốt thép, kết nối với 78 máy và bơm tới 200m³ nước ra sông Edo mỗi giây.
Dự án này bắt đầu từ năm 1992, đi vào hoạt động từ năm 2006. Đến năm 2009, công trình hoàn thành toàn bộ. Tổng kinh phí công trình lên đến gần 3 tỷ USD. Theo thiết kế, nước mưa, lũ từ các đường ống thoát nước sẽ chảy qua đường hầm rồi vào bên trong các hầm chứa nước. Khi hầm đầy, nước sẽ di chuyển qua các đường hầm dài để chảy vào “Ngôi đền” khổng lồ, trước khi được bơm ra sông.
Theo ông Kanazawa Hirokatsu, hệ thống thoát nước này có thể xử lý được lượng nước mưa trên 550mm liên tục trong 3 ngày. Vì vậy, công trình G-Cans đã bảo vệ được nhà cửa, các công trình xây dựng quan trọng của Tokyo - TP đông dân nhất thế giới (trên 38 triệu người) một cách hữu hiệu trước mưa lớn hay lũ lụt. Về hiệu quả cụ thể, ông Kanazawa cho rằng, khi công trình đi vào hoạt động, các trung tâm thương mại lớn ở Tokyo tránh được tình trạng ngập lụt, đã giúp mang lại hiệu quả kinh tế khoảng 40 tỷ yên mỗi năm.
Trên công viên, dưới “hồ thần kỳ”
TPHCM nằm ở hạ lưu lưu vực sông Đồng Nai, giáp với biển Đông nên chịu tác động trực tiếp dòng chảy lũ từ thượng lưu (thông qua sông Đồng Nai, Sài Gòn) và tác động trực tiếp từ triều biển Đông. Trong khi đó, TPHCM có tốc độ đô thị hóa cao, lại có địa hình thấp (với gần 75% diện tích có cao độ dưới +2m) và hệ thống thoát nước mưa đã xuống cấp nên ngập úng là hình ảnh quá đỗi quen thuộc đối với người dân TPHCM.
Trong khi đó, nhiều TP của Nhật Bản cũng có nhiều nét tương đồng đối với TPHCM về tình trạng ngập lụt. Cụ thể, nhiều nơi ở Nhật Bản thường xuyên đối diện với thiên tai, trong đó có những trận mưa rất lớn gây ngập úng nghiêm trọng. Như tháng 6-1953, chỉ trong 4 ngày, TP Kitakyuhu (tỉnh Fukuoka) đã hứng chịu lượng mưa tương ứng với khoảng 40% trong 1 năm. Trận mưa lịch sử này gây lũ, lở đất trên sông Murasaki, làm ảnh hưởng đến 83.000 hộ dân, khiến 183 người chết. Tổng thiệt hại lên đến 11 tỷ yên (khoảng 60 tỷ yên ở thời điểm hiện tại, tương đương 12.700 tỷ đồng).
Tương tự, thủ phủ của tỉnh Fukuoka là TP Fukuoka cũng chịu nhiều thiên tai như mưa lớn gây lũ lụt. TP này đã trải qua 2 cơn mưa lớn vào năm 1999 và 2003. Ông Yoshitake, Ban sông ngòi (thuộc Bộ phận Cải tạo đất tỉnh Fukuoka), cho biết các cơn mưa lịch sử trên làm hàng ngàn căn nhà ở TP bị ngập. Mưa ngập còn ảnh hưởng đến nhà ga tàu điện ngầm Hakata. Vì vậy, tỉnh Fukuoka áp dụng các giải pháp chống ngập như mở rộng, nạo vét sông nhằm tăng dung tích chứa nước. Đặc biệt là giải pháp xây đập, xây hồ để điều tiết lượng nước mưa nhằm giảm ngập lụt. “Việc xây hồ điều tiết nước mưa và trạm bơm có mục tiêu cốt lõi là tăng công suất chứa nước mưa, giúp giảm ngập cho TP”, ông Yoshitake khẳng định.
Hiện nay, TP Fukuoka (là một trong những TP lớn của Nhật Bản) có 2 hồ điều tiết nước mưa với tổng công suất gần 30.000m³ gần công viên Sanno. Trong đó, hồ điều tiết nước mưa ngầm Sanno 1 được xây dựng từ việc đào sân bóng chày sâu 1,8m. Khi không có mưa, nơi đây sẽ là sân vận động để người dân vui chơi. Khi xảy ra mưa, nó sẽ là hồ điều tiết với sức chứa khoảng 13.000m³. Cũng tại công viên này, bên dưới còn có hồ điều tiết nước mưa Sanno 2 được xây ngầm, có sức chứa khoảng 15.000m³, nhằm thu gom nước lũ rồi bơm (đường kính ống lớn nhất rộng đến 5m) ra sông.
Đối với thủ đô của Nhật Bản là Tokyo, trước đây cũng thường xuyên bị ngập lụt vào mùa mưa do nước các sông Tone, Are và Edo dâng cao. Ông Kanazawa Hirokatsu, Tổng Quản lý Văn phòng phát triển sông Edo (thuộc Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản), cho biết đỉnh điểm là bão Mireilles vào tháng 9-1991 đã làm 30.000 ngôi nhà và 100km² ở vùng ngoại ô của Tokyo ngập sâu, làm 52 người thiệt mạng. Do đó, Chính phủ Nhật Bản khẩn trương nghiên cứu xây dựng hệ thống G-Cans, gồm nhiều hầm, bể chứa nước nằm sâu dưới lòng đất, bên dưới sân bóng đá và công viên.
“Cung điện ngầm” chống ngập hiện đại
Các hồ điều tiết Sanno hay hệ thống G-Cans đã giúp nâng cao năng lực tiêu thoát nước, đảm bảo cho các TP vừa kể trên chống chọi với những trận mưa có vũ lượng lớn. Chẳng hạn, từ khi hoàn thành hồ điều tiết Sanno (năm 2012) đến nay, TP Fukuoka không bị ngập như những năm trước, đặc biệt nhà ga Hakata chưa bao giờ bị ngập lại.
Trong khi đó, hệ thống G-Cans (tên đầy đủ là Kênh xả ngầm ngoài khu vực đô thị, Metropolitan Area Outer Underground Discharge Channel) được mệnh danh là cung điện dưới lòng đất của Nhật Bản. Đây là một tác phẩm kỳ công của kỹ thuật hiện đại, cũng là công trình thoát nước ngầm lớn nhất thế giới. Dự án bắt đầu với ý tưởng chuyển hướng tất cả lượng nước mưa từ bão biển, bão nhiệt đới và lũ lụt từ các khu vực xung quanh, đặc biệt là Tokyo ra sông Edo để giúp những nơi này không bị ngập.
Theo ông Kanazawa Hirokatsu, hệ thống thoát nước G-Cans được xây dựng sâu 50m dưới lòng đất, cách Tokyo 38km. Hệ thống G-Cans gồm 5 giếng đứng bê tông lớn (cao 65m, đường kính 32m). Chúng được nối với nhau bằng hệ thống đường hầm dài 6,4km. Ở cuối hệ thống, nước sẽ được trữ trong một bể nước kiểm soát áp lực khổng lồ (cao 24,5m, dài 177m và rộng 78m) mang tên “The Temple” (Ngôi đền). “Ngôi đền” này có chức năng giảm áp lực của nước chảy, đồng thời kiểm soát dòng nước trong trường hợp một máy bơm nào đó trong hệ thống bị vỡ. Nâng đỡ bể nước tối quan trọng này là hệ 59 cột bê tông cốt thép, kết nối với 78 máy và bơm tới 200m³ nước ra sông Edo mỗi giây.
Dự án này bắt đầu từ năm 1992, đi vào hoạt động từ năm 2006. Đến năm 2009, công trình hoàn thành toàn bộ. Tổng kinh phí công trình lên đến gần 3 tỷ USD. Theo thiết kế, nước mưa, lũ từ các đường ống thoát nước sẽ chảy qua đường hầm rồi vào bên trong các hầm chứa nước. Khi hầm đầy, nước sẽ di chuyển qua các đường hầm dài để chảy vào “Ngôi đền” khổng lồ, trước khi được bơm ra sông.
Theo ông Kanazawa Hirokatsu, hệ thống thoát nước này có thể xử lý được lượng nước mưa trên 550mm liên tục trong 3 ngày. Vì vậy, công trình G-Cans đã bảo vệ được nhà cửa, các công trình xây dựng quan trọng của Tokyo - TP đông dân nhất thế giới (trên 38 triệu người) một cách hữu hiệu trước mưa lớn hay lũ lụt. Về hiệu quả cụ thể, ông Kanazawa cho rằng, khi công trình đi vào hoạt động, các trung tâm thương mại lớn ở Tokyo tránh được tình trạng ngập lụt, đã giúp mang lại hiệu quả kinh tế khoảng 40 tỷ yên mỗi năm.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết, TPHCM đang tập trung nguồn lực xử lý tình trạng ngập lụt. Đây là 1 trong 7 chương trình trọng điểm của TPHCM. Trong đó, TPHCM kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, mưa lũ; bơm chống ngập; xây đê chắn lũ; cống ngăn triều, quy hoạch tiêu thoát nước… Đặc biệt, TPHCM đã xây dựng thí điểm một hồ điều tiết nước mưa thông minh (tại đường Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức) được lắp đặt ngầm hóa dưới lòng đất theo công nghệ Crosswave (Nhật Bản). Theo kế hoạch đến năm 2020, TPHCM sẽ xây dựng 3 hồ điều tiết tại Khánh Hội (quận 4), Bàu Cát (quận Tân Bình) và Gò Dưa (quận Thủ Đức) để chống ngập cho khu vực trung tâm TPHCM.
Nhấn mạnh đến các hồ điều tiết, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến nhận xét thách thức về ngập lụt mà Nhật Bản đối mặt cũng tương tự như thách thức của TPHCM hiện nay. Chính vì vậy, các công trình hồ điều tiết ngầm Sanno hay G-Cans là những kinh nghiệm quý báu cho TPHCM nghiên cứu chống ngập. Tuy nhiên, vấn đề triển khai cụ thể ra sao, nguồn lực thực hiện từ đâu. Đặc biệt, áp dụng công nghệ mới như thế nào thì TPHCM sẽ mời gọi các nhà đầu tư Nhật Bản tham gia đấu thầu vào các dự án chống ngập đối với TPHCM.
Nhấn mạnh đến các hồ điều tiết, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến nhận xét thách thức về ngập lụt mà Nhật Bản đối mặt cũng tương tự như thách thức của TPHCM hiện nay. Chính vì vậy, các công trình hồ điều tiết ngầm Sanno hay G-Cans là những kinh nghiệm quý báu cho TPHCM nghiên cứu chống ngập. Tuy nhiên, vấn đề triển khai cụ thể ra sao, nguồn lực thực hiện từ đâu. Đặc biệt, áp dụng công nghệ mới như thế nào thì TPHCM sẽ mời gọi các nhà đầu tư Nhật Bản tham gia đấu thầu vào các dự án chống ngập đối với TPHCM.