Hơn 5.600 lao động nước ngoài làm việc “chui” tại Việt Nam

(SGGP).- Tại Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 102/2013/NĐ-CP và những kiến nghị sửa đổi, bổ sung do Bộ LĐTB-XH phối hợp với Hiệp hội các doanh nghiệp Châu Âu (EuroCham) vừa được tổ chức tại TPHCM, bà Nguyễn Thị Hải Vân, Cục trưởng Cục việc làm (Bộ LĐTB-XH) cho biết, tính đến hết năm 2014, cả nước có tổng số 76.309 lao động nước ngoài đang làm việc. Trong đó, số lao động không thuộc diện cấp phép lao động là 5.610 người, chiếm 7,35% trên tổng số người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Số lao động nước ngoài thuộc diện cấp giấy phép lao động là 70.699 người, chiếm 92,65%;  có 55.263/70.699 người đã được cấp giấy phép lao động, chiếm 78,17% và 15.436 người thuộc trường hợp đã nộp hồ sơ chờ cấp phép lao động, đang hoàn thiện các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.

(SGGP).- Tại Hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 102/2013/NĐ-CP và những kiến nghị sửa đổi, bổ sung do Bộ LĐTB-XH phối hợp với Hiệp hội các doanh nghiệp Châu Âu (EuroCham) vừa được tổ chức tại TPHCM, bà Nguyễn Thị Hải Vân, Cục trưởng Cục việc làm (Bộ LĐTB-XH) cho biết, tính đến hết năm 2014, cả nước có tổng số 76.309 lao động nước ngoài đang làm việc. Trong đó, số lao động không thuộc diện cấp phép lao động là 5.610 người, chiếm 7,35% trên tổng số người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Số lao động nước ngoài thuộc diện cấp giấy phép lao động là 70.699 người, chiếm 92,65%;  có 55.263/70.699 người đã được cấp giấy phép lao động, chiếm 78,17% và 15.436 người thuộc trường hợp đã nộp hồ sơ chờ cấp phép lao động, đang hoàn thiện các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động.

Lao động nước ngoài đến từ 74 quốc gia, trong đó quốc tịch châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan... chiếm 58%; quốc tịch châu Âu chiếm 28,5% và các nước khác chiếm 13,5%. Lao động nước ngoài là nam giới chiếm 89,9% và lao động có độ tuổi từ 30 trở lên chiếm 86% tổng số lao động nước ngoài.

Trong năm 2015, Bộ LĐTB-XH sẽ tăng cường thực hiện công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong đó, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định, quy trình cấp phép cho lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư sử dụng lao động nước ngoài và công tác quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho các cơ quan quản lý Nhà nước.

Bên cạnh đó, bộ sẽ theo dõi chặt chẽ và tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý lao động nước ngoài làm việc tại địa phương; phổ biến pháp luật về quản lý, sử dụng lao động nước ngoài làm việc ở Việt Nam cho các nhà đầu tư và các tổ chức nắm rõ các quy định của pháp luật.

TRUNG ĐỨC

Tin cùng chuyên mục