Việt Nam đang hội nhập và phát triển vững vàng

Kỷ niệm 41 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2016), báo chí thế giới và những người trong cuộc đã có những bài viết, phát biểu ca ngợi quyết tâm xây dựng và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Tuyên truyền những thành tựu và bài học kinh nghiệm trong công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh, đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế.
Việt Nam đang hội nhập và phát triển vững vàng

Kỷ niệm 41 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2016), báo chí thế giới và những người trong cuộc đã có những bài viết, phát biểu ca ngợi quyết tâm xây dựng và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Tuyên truyền những thành tựu và bài học kinh nghiệm trong công cuộc tái thiết đất nước sau chiến tranh, đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế.

Việt Nam đang hội nhập và phát triển vững vàng ảnh 1 
Thành phố Hồ Chí Minh không ngừng phát triển và hội nhập

Thành tựu bảo vệ và phát triển đất nước của Việt Nam

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, tờ Neues Deutschland đã luôn theo sát những diễn biến ở Việt Nam, cổ vũ tinh thần chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam, cũng như thúc đẩy tinh thần phản chiến ở Đức và châu Âu, lên án các hành động chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập, trong số báo đặc biệt ra ngày 23 và 24-4, báo Neues Deutschland (Nước Đức mới) đã dành một bài khổ lớn ở trang 4 để nói về những thành quả của công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước của Việt Nam, cùng những kỷ niệm mà tờ báo này trải qua trong 70 năm qua về đề tài Việt Nam.

Bài viết cho rằng, ngay sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam ngày 30-4-1975, Việt Nam lại một lần nữa gặp phải những khó khăn mới, trong đó có thách thức từ những hậu quả ghê gớm của chiến tranh để lại, sự bao vây cấm vận của Mỹ và những nguy cơ xung đột mới ở các khu vực biên giới. Bài viết đánh giá chính sách Đổi mới được Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện từ năm 1986 đã tạo ra những thành quả to lớn khi hàng triệu người đã thoát khỏi đói nghèo, đất nước mở cửa hội nhập với thế giới. Cuối bài viết, nhà báo Detlef Pries một lần nữa khẳng định đối với cả một thế hệ thanh niên Đức những năm 1960 - 1970, nói đến Việt Nam là nói đến một dấu ấn đặc biệt. Tác giả nhận định những thành quả bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam có công lao đặc biệt to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã đặt những nền móng đầu tiên cho nước Việt Nam như ngày hôm nay.

“Cần rút ra bài học khép lại quá khứ”

Tại hội thảo kéo dài 3 ngày về chiến tranh Việt Nam với tên gọi Vietnam War Summit khai mạc ngày 28-4 tại Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson ở thành phố Austin, thủ phủ bang Texas, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có bài phát biểu về chiến tranh Việt Nam và cho rằng cuộc chiến tranh Việt Nam đã cho thấy một bài học về việc khép lại quá khứ để hướng tới tương lai.

Ngoại trưởng Kerry chỉ rõ bài học quan trọng nhất mà nước Mỹ cần rút ra từ kinh nghiệm của cuộc chiến tranh Việt Nam là khi đánh giá về một nước cần nhìn nhận qua lăng kính của người dân ở chính nước đó. Ông ca ngợi sự cởi mở phi thường của nhân dân Việt Nam khi chính bản thân người dân Việt Nam cũng muốn gác lại quá khứ chiến tranh để hướng tới tương lai. Trong bài phát biểu, ông kêu gọi người Mỹ gác lại nỗi đau dai dẳng và sự chia rẽ từ cuộc chiến để hướng về tương lai. Ngoại trưởng Kerry nhấn mạnh với ông cũng như nhiều cựu binh Mỹ khác, quá trình hàn gắn và bình thường hóa quan hệ sau chiến tranh không phải là lãng quên vì lãng quên có nghĩa là ngừng học hỏi.

Bài phát biểu của ông Kerry chủ yếu tập trung vào những thay đổi ở Việt Nam và quan hệ với Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ cho rằng 41 năm sau khi cuộc chiến khép lại, mối quan hệ giữa hai nước giờ đã hoàn toàn đổi khác. Ông cũng kể ra những biến chuyển quan trọng trong quan hệ song phương khi hai nước hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm giáo dục, biến đổi khí hậu, khoa học, y tế, công nghệ cao, quân sự, an ninh, đặc biệt là về vấn đề biển Đông. Số lượng du khách Mỹ tới Việt Nam tăng từ 60.000 lên nửa triệu người, kim ngạch thương mại song phương tăng từ 400 triệu USD lên 45 tỷ USD, số lượng du học sinh Việt Nam tại Mỹ tăng từ 800 lên gần 19.000 người. Hiện, hai nước đang tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, đặc biệt là trong các vấn đề an ninh, quan hệ giữa quân đội với quân đội ngày càng được mở rộng, hai nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chiếm tới hơn 40% GDP toàn cầu, hợp tác chặt chẽ trong vấn đề sông Mê Công, trường Đại học FullBright sẽ được mở tại thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm nay.

Ngoài ông Kerry, ông Henry Kissinger, ngoại trưởng Mỹ giai đoạn 1973 - 1977, ông Phạm Quang Vinh, đại sứ Việt Nam tại Mỹ, và nhà làm phim Ken Burns cũng tham dự sự kiện này. Bộ phim tài liệu dài 10 phần về chiến tranh Việt Nam của ông Burns sẽ ra mắt vào năm 2017.

HẠNH CHI (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục