Xem trọng lợi ích của 60 triệu dân

Phiên họp diễn ra trong ngày thứ 2 của Hội nghị cấp cao lần thứ 2 Ủy hội sông Mê Công đã xoay quanh các vấn đề về chia sẻ nguồn phù sa của các nước từ sông Mê Công. Các đại biểu cũng nêu lên những tác động nghiêm trọng sẽ có từ việc xây dựng hệ thống thủy điện đến chất lượng nguồn nước và hệ sinh thái sông. Nhiều câu hỏi “nóng” xung quanh những vấn đề này của các chuyên gia nước ngoài đã bị từ chối trả lời.

Hội nghị cấp cao lần thứ 2 Ủy hội sông Mê Công

Phiên họp diễn ra trong ngày thứ 2 của Hội nghị cấp cao lần thứ 2 Ủy hội sông Mê Công đã xoay quanh các vấn đề về chia sẻ nguồn phù sa của các nước từ sông Mê Công. Các đại biểu cũng nêu lên những tác động nghiêm trọng sẽ có từ việc xây dựng hệ thống thủy điện đến chất lượng nguồn nước và hệ sinh thái sông. Nhiều câu hỏi “nóng” xung quanh những vấn đề này của các chuyên gia nước ngoài đã bị từ chối trả lời.

Việt Nam chịu thiệt hại nặng nhất

Ông Thimly, thành viên Ủy hội sông Mê Công, cho biết dọc hệ thống hạ lưu sông hiện có khoảng 60 triệu dân sinh sống, chủ yếu dựa vào nông nghiệp và đánh bắt thủy sản. Kết quả nghiên cứu tại 8 vùng trọng điểm ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, vốn có nhiều phụ thuộc nhất với sông Mê Công, cho thấy, nguồn thu nhập của người dân sống tại những khu vực này trông cậy vào nguồn phù sa để trồng trọt cũng như sản lượng thủy sản đánh bắt. Tình trạng biến đổi khí hậu thời gian qua đã tác động khá rõ nét lên khu vực này. Cụ thể là sản lượng lúa giảm do tình trạng ngập mặn tăng nhanh, đỉnh triều liên tục lập kỷ lục mới. Và cùng với việc xây dựng thủy điện, chắc chắn sẽ có những tác động trực tiếp mạnh mẽ hơn nữa đến đời sống của người dân.

Bà Lois Koehnken, Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã, nhấn mạnh thêm, việc đảm bảo dòng chảy tự nhiên cũng có nghĩa là đảm bảo cho khu vực hạ lưu mỗi năm được bồi đắp lượng đất, cát và phù sa nhất định. Điều này giúp cho những vùng đồng bằng có địa hình giáp biển có khả năng chống lại tình trạng xâm nhập và biển lấn. Do vậy, không thể không quan ngại về việc xây dựng thủy điện trên hệ thống sông chính Mê Công. Cơ sở để quan ngại chính là sự tích nước từ đập thủy điện sẽ làm thay đổi sự luân chuyển trầm tích. Điều này đồng nghĩa với việc các đập thủy điện sẽ tích lại lượng cát, đất và phù sa vốn dĩ cần thiết để bồi đắp cho khu vực hạ nguồn. Ước tính, nếu xây dựng thủy điện, 2 vùng đồng bằng ở phía hạ lưu xa nhất, trong đó có Việt Nam, sẽ mất 200 triệu m3 đất, cát và phù sa bồi đắp. Điều này sẽ kéo theo việc các vùng đất của Việt Nam có nguy cơ bị biến mất do nước biển xâm lấn ngày càng nhanh hơn. Ngoài ra, Việt Nam sẽ mất khoảng hơn 1 tỷ USD/năm từ hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Riêng với những nước thuộc khu vực hạ lưu khác, sự thay đổi dòng chảy, kéo theo tình trạng lở bờ và theo thời gian sẽ làm biến mất đáng kể diện tích của khu vực đồng bằng 2 bên bờ.

Nhiều câu hỏi “nóng” không có lời đáp

Tại phiên họp này, nhiều dẫn chứng thực tế cũng được các chuyên gia đưa ra. Đơn cử như việc xây dựng thủy điện Xayaburi và hiện tại là Dong Sahong đã và đang gây nên những tác hại đáng kể cho tự nhiên. Đã có nhiều loại sinh vật nhỏ biến mất từ khi đập được xây dựng. Do vậy, việc dự kiến cho xây dựng thêm 11 thủy diện trên dòng nhánh và dòng chính, sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái của sông. TS Trần Thục nhấn mạnh, sự biến mất của một loài vật này sẽ là tiền đề cho sự biết mất loài tiếp theo có liên quan. Cùng chung quan điểm này, nhiều chuyên gia nghiên cứu về dòng sông Mê Công bày tỏ quan ngại khi cho rằng việc xây dựng đập Dong Sahong nói riêng và 11 thủy điện dự kiến trong tương lai là thảm họa. Bởi việc chắn đập sẽ khiến dòng chảy thay đổi, kéo theo chu kỳ di chuyển sinh sản của các loài cá sẽ không thực hiện được. Hệ quả tất yếu là sự trù phú về thủy sản sẽ mất đi. Câu hỏi này đã bị từ chối trả lời với lý do là… chưa có nghiên cứu chi tiết.

Có thể nói, đồng bằng sông Mê Công đóng vai trò quan trọng khi là nguồn cung ứng lương thực chính cho gần 8 tỷ người. Bất kỳ một sự dịch chuyển hay thay đổi nào đến dòng sông này cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Hiện đã có một số đập thủy điện nhưng ở số lượng còn ít như thế có thể chưa tạo ra những thiệt hại nhất định cho dòng sông. Tuy nhiên, nếu gia tăng lượng thủy điện trên sông thì có thể gây nên những thiệt hại khôn lường.

Bà Kyungmee Kim (Viện Nước quốc tế Stockholm) chia sẻ, rất khó để có thể đảm bảo song song lợi ích kinh tế và tự nhiên. Đơn cử, tại sông Mê Công, nếu phát triển hệ thống thủy điện, thương mại và giao thông thủy thì sẽ dần làm mất đi nguồn tài nguyên thiên nhiên gồm thủy sản, phù sa và ngược lại. Thực tế phát triển hiện nay cho thấy có khả năng mất cân đối giữa phát triển lợi ích kinh tế với tự nhiên. Đây là một lựa chọn cần cân nhắc kỹ lưỡng. Bà Marc Goichot, Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã, nhấn mạnh, để có thể bảo vệ sông Mê Công nhất thiết cần sự hợp tác chặt chẽ giữa 4 nước Lào, Campuchia, Việt Nam và Thái Lan.

Trên thực tế, cho đến nay, đã có nhiều cuộc họp song phương và đa phương giữa các nước nhưng cho đến nay vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào. Riêng về vấn đề xây dựng đập thủy điện, cần cân nhắc giữa lợi ích kinh tế với lợi ích của người dân. Bởi nguồn lợi thu được từ việc phát triển dự án trên hệ thống lưu vực sông này không phải là của bất kỳ quốc gia nào mà phải là lợi ích của 60 triệu người đang sống ở khu vực hạ lưu dòng sông này.

ÁI VÂN

Tin cùng chuyên mục