Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam

(SGGP).- Thời gian qua, Trung Quốc có nhiều hoạt động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tiếp theo một loạt các hoạt động phi pháp nhằm xây dựng và phát triển cái gọi là “thành phố Tam Sa”, ngày 1-10-2012, Trung Quốc đã tổ chức lễ kéo cờ kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa; ngày 3-10-2012, Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tổ chức diễn tập trực chiến khẩn cấp tại khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa; ngày 8-10-2012, Trung Quốc thành lập Phòng khí tượng thành phố Tam Sa. Trước đó, ngày 23-9-2012, báo chí Trung Quốc đưa tin Trung Quốc sẽ sử dụng máy bay không người lái tăng cường giám sát các vùng biển, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 11-10, tại Hà Nội, trả lời câu hỏi của phóng viên trong cuộc họp báo đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những việc làm này của phía Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nhấn mạnh:

(SGGP).- Thời gian qua, Trung Quốc có nhiều hoạt động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tiếp theo một loạt các hoạt động phi pháp nhằm xây dựng và phát triển cái gọi là “thành phố Tam Sa”, ngày 1-10-2012, Trung Quốc đã tổ chức lễ kéo cờ kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa; ngày 3-10-2012, Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tổ chức diễn tập trực chiến khẩn cấp tại khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa; ngày 8-10-2012, Trung Quốc thành lập Phòng khí tượng thành phố Tam Sa. Trước đó, ngày 23-9-2012, báo chí Trung Quốc đưa tin Trung Quốc sẽ sử dụng máy bay không người lái tăng cường giám sát các vùng biển, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 11-10, tại Hà Nội, trả lời câu hỏi của phóng viên trong cuộc họp báo đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những việc làm này của phía Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nhấn mạnh:

“Những hoạt động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10-2011, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình biển Đông thêm phức tạp. Những việc làm của phía Trung Quốc là hoàn toàn vô giá trị. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không có thêm những hoạt động sai trái tương tự, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông”.

* Liên quan đến thời điểm và địa điểm ký kết thỏa thuận song phương về chống buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã giữa Việt Nam và Nam Phi, ông Lương Thanh Nghị nói: “Bộ NN-PTNT Việt Nam và Bộ Môi trường và Tài nguyên nước của Nam Phi vừa qua đã tiến hành đàm phán và đang trong quá trình hoàn tất các thủ tục pháp lý để tiến tới ký kết trong thời gian sớm nhất “Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực quản lý đa dạng sinh học và thực thi pháp luật”. Theo đó, Việt Nam và Nam Phi cam kết nỗ lực cùng cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ, chống săn bắn, buôn bán và vận chuyển trái phép tất cả các loài động vật hoang dã”.

* Về Hiệp định Hợp tác giữa Cộng hòa Sudan và Cộng hòa Nam Sudan ký ngày 27-9-2012, ông Lương Thanh Nghị cho biết: “Việt Nam hoan nghênh việc Chính phủ Sudan và Nam Sudan ký kết Hiệp định Hợp tác ngày 27-9 và tin tưởng rằng Hiệp định này sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước vì lợi ích chung của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực. Việt Nam mong muốn hai bên tiếp tục nỗ lực đàm phán để có thể sớm giải quyết các vấn đề tồn tại trên tinh thần xây dựng và hiểu biết lẫn nhau”.

Th.Nam - V.Cao

Tin cùng chuyên mục