Cần quảng bá văn học

Một số ngành nghệ thuật từ nhiều năm nay đều có cơ quan quản lý nhà nước đặc trách như Cục Điện ảnh, Cục Mỹ thuật và Nhiếp ảnh; các ngành nghệ thuật có liên quan đến hoạt động biểu diễn (sân khấu, múa, âm nhạc) có chung Cục Nghệ thuật biểu diễn (trước đây có Cục Sân khấu, Cục Âm nhạc và Múa). Các cục quản lý nhà nước về nghệ thuật đều trực thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch. Và chỉ có lĩnh vực văn học là cho đến nay chưa có một cơ quan quản lý nhà nước đặc thù.

Một số ngành nghệ thuật từ nhiều năm nay đều có cơ quan quản lý nhà nước đặc trách như Cục Điện ảnh, Cục Mỹ thuật và Nhiếp ảnh; các ngành nghệ thuật có liên quan đến hoạt động biểu diễn (sân khấu, múa, âm nhạc) có chung Cục Nghệ thuật biểu diễn (trước đây có Cục Sân khấu, Cục Âm nhạc và Múa). Các cục quản lý nhà nước về nghệ thuật đều trực thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch. Và chỉ có lĩnh vực văn học là cho đến nay chưa có một cơ quan quản lý nhà nước đặc thù.

Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, nhiều quốc gia đã quan tâm đặc biệt đến một dạng quyền lực vô biên, đấy là quyền lực mềm. Quyền lực mềm ngày càng trở nên quan trọng trong sự phát triển và quảng bá, khuếch trương ảnh hưởng của một quốc gia đối với thế giới. Chẳng đâu xa, Trung Quốc mấy năm trước đã đưa thứ quyền lực thông qua phát triển văn hóa thành chiến lược quốc sách. Hàn Quốc nhờ những hoạch định đúng đắn của quốc gia về các lĩnh vực văn hóa mà, một quốc gia hẻo lánh xứ viễn đông đã có những ảnh hưởng lớn đến toàn bộ châu Á và nhiều quốc gia tiên tiến ở nhiều châu lục khác. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, không riêng gì Trung Quốc, Hàn Quốc, ngay Malaysia cũng đã có hẳn một vụ của nhà nước chuyên về phát triển văn hóa, văn học, đặc biệt là phát triển ra quốc tế.

Ở nước ta, từ trước tới nay phát triển phong trào văn học thì có Hội Nhà văn, nhưng phát huy và đưa những giá trị văn học của Việt Nam ra thế giới thì không có cơ quan nào chịu trách nhiệm. Công việc này mới chỉ thực hiện thông qua sự tự phát của vài nhà xuất bản, hay cá nhân những nhà văn, nhà thơ, dịch giả biết tiếng nước ngoài; bằng những mối quan hệ của mình, dịch, in ấn và phổ biến ở ngoài nước. Chính vì thế, trong rất nhiều các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc hay hội thảo về văn hóa, văn học; các nhà văn, nhà thơ, dịch giả nước ngoài đã thật lòng trả lời họ biết về văn học của Việt Nam quá ít... Tháng 1-2010, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam. Đây là một hội nghị lớn với 34 quốc gia tham dự, hơn 150 khách là những nhà văn, nhà thơ, giáo sư, dịch giả, nhà hoạt động văn học uy tín, trong đó đề cập sau hội nghị sẽ xúc tiến thành lập trung tâm dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài, thuộc Hội Nhà văn Việt Nam. Nhưng, cho đến nay hình như không có gì tiến triển.

Nếu như chúng ta có một cơ quan quản lý nhà nước về văn học trực thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch, thì có thể các hoạt động quảng bá văn hóa, văn học của Việt Nam sẽ được tiến hành có chiến lược, có bài bản bằng chính danh Nhà nước Việt Nam.

CAO MINH

Tin cùng chuyên mục