Ứng xử với di sản văn chương

Nhân dịp kỷ niệm 104 năm ngày sinh của nhà văn, nhà báo Bà Tùng Long, Nhà xuất bản (NXB) Trẻ giới thiệu đến công chúng 10 tác phẩm chọn lọc trong gia sản văn chương đồ sộ của bà.

 Đây là những tác phẩm đã đăng nhiều kỳ trên báo trước đây, trong đó có 7 tác phẩm tái bản, gồm: Bóng người xưa; Người xưa đã về; Một lần lầm lỡ; Duyên tình lạc bến; Đời con gái; Đường tơ đứt nối; Con đường một chiều và 3 tác phẩm chưa từng in thành sách: Những ai gieo gió; Bên hồ Thanh Thủy và Một vụ ái tình.

Bà Tùng Long là bút hiệu của nữ văn sĩ Lê Thị Bạch Vân (1915-2006) - văn sĩ nổi tiếng từ thập niên 1950 ở miền Nam. Bắt đầu viết văn từ năm 1953 với mục đích duy nhất “viết văn để nuôi con”, đến giờ, Bà Tùng Long sở hữu gia tài văn chương đồ sộ với 68 tiểu thuyết và 400 truyện ngắn. Tuy vậy, đây vẫn chưa phải là con số cuối cùng, bởi theo nhà văn Nguyễn Đông Thức, con trai Bà Tùng Long, ngoài 3 tác phẩm lần đầu công bố trong đợt này, ông và gia đình tiếp tục tìm thêm được 15 tác phẩm, mới chỉ xuất hiện theo dạng feuilleton (truyện nhiều kỳ) trước đây mà chưa từng được in sách.

Ý tưởng xuất bản 10 tác phẩm của Bà Tùng Long khởi phát từ tháng 6-2019, qua cuộc trao đổi nhanh giữa nhà văn Nguyễn Đông Thức và lãnh đạo NXB Trẻ. Như vậy, những người thực hiện chỉ có khoảng 2 tháng để tổ chức bản thảo, biên tập, dàn trang, làm bìa, in ấn… Dù thời gian không phải là nhiều nhưng khi thành phẩm đến với độc giả, phải ghi nhận nỗ lực của đội ngũ thực hiện. Ngoài áp dụng các công nghệ đang có như giấy của Nhật Bản, mực in thân thiện với môi trường, bìa UV theo phong cách cổ xưa, thực hiện theo công nghệ hiện đại... lần này NXB Trẻ còn làm những chiếc túi in bìa các tác phẩm của Bà Tùng Long. Túi được thiết kế theo phong cách canvas, được xem như một sản phẩm ăn theo các tác phẩm văn học vừa làm quà tặng cho độc giả khi mua bộ sách, vừa là sản phẩm độc lập cho những khách hàng có nhu cầu.

Ông Nguyễn Minh Nhựt, Giám đốc NXB Trẻ chia sẻ với báo giới rằng, ban đầu phía NXB có ý định được độc quyền các tác phẩm của Bà Tùng Long, nhưng khi tiếp xúc thì tiếp cận với một tài sản quá lớn. Vì vậy, phải có thái độ ứng xử với tài sản này một cách đầy đủ, trách nhiệm, không phải mua độc quyền xong rồi để đó. Đó chính là lý do, dù hoàn toàn có thể ký độc quyền các tác phẩm của Bà Tùng Long nhưng phía đơn vị này vẫn muốn có thêm thời gian. “Chúng tôi muốn ký hợp đồng độc quyền nhưng khi tiếp cận số lượng tác phẩm, nó lớn hơn tưởng tượng. Quan trọng ở đây là thời điểm và cách khai thác những tác phẩm của Bà Tùng Long. Không thể cam kết trong 5 hay 10 năm in xong mà phải có lộ trình cụ thể. Để thực hiện bộ sách của Bà Tùng Long lần này, tổng số tiền mà NXB Trẻ chi ra là 1,4 tỷ đồng, nhưng không phải có tiền là làm được một bộ sách, mà phải nghĩ đến thời điểm để đạt hiệu quả về truyền thông, thương mại”, ông Nguyễn Minh Nhựt nói. Đây rõ ràng là một thái độ trọng thị đối với di sản văn chương nước nhà mà có lẽ không phải đơn vị nào cũng làm được.

Nhà văn Bích Ngân bày tỏ: “Nếu chúng ta thực sự đánh giá toàn bộ tác phẩm, những đóng góp của Bà Tùng Long thì đó là một di sản rất lớn đối với nền báo chí của đất nước, kể cả văn chương. Theo tôi, cần phải có những công trình như thế nào đó để tổng kết, đánh giá về những đóng góp thực sự lớn của Bà Tùng Long, đặc biệt là văn chương mà bà để lại”.

Cùng với NXB Trẻ, thị trường xuất bản hiện nay cũng ghi nhận nhiều đơn vị cùng dành sự quan tâm đối với những tác phẩm có nguy cơ bị lãng quên, như Công ty sách Nhã Nam với bộ sách Việt Nam danh tác, giới thiệu những tác phẩm giữ vị trí quan trọng, trở thành mẫu mực của văn học Việt Nam như: Số đỏ, Vang bóng một thời, Món ngon Hà Nội, Việc làng, Gió lạnh đầu mùa, Hà Nội băm sáu phố phường. Tiếp theo đó là Tủ sách Khuê Văn của Công ty cổ phần Văn hóa truyền thông Sống, tủ sách Văn học trong nhà trường của NXB Kim Đồng, loạt tác phẩm của nhà văn Hồ Biểu Chánh do Công ty sách Đinh Tị và NXB Văn hóa - Văn nghệ cùng khai thác…

Không chỉ là một cách góp phần gìn giữ di sản văn chương nước nhà, hay tưởng nhớ đến những đóng góp của người xưa, việc hồi sinh các tác phẩm “từ thăm thẳm lãng quên” còn mang đến độc giả ngày nay cơ hội thưởng thức những tác phẩm đã được khẳng định bởi thời gian. Dễ nhận thấy những tác phẩm này được “hồi sinh” theo một cách bài bản, có đầu tư, chăm chút và sáng tạo. Điều này thực sự cần thiết, bởi trong số những người thụ hưởng, có không ít độc giả trẻ lần đầu tiên được tiếp cận. Và, điều cần thiết nhất ở các đơn vị xuất bản hiện nay chính là phải luôn trọng thị với nguồn di sản văn chương.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Lấp khoảng trống phim lịch sử

Lấp khoảng trống phim lịch sử

Ngày 4-4, dự án phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" sẽ ra mắt khán giả. Không chỉ là tác phẩm chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, bộ phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên còn được kỳ vọng góp phần lấp khoảng trống trong dòng phim lịch sử, vốn khan hiếm nhiều năm qua.

Đầu tư trọng điểm trong thể thao

Đầu tư trọng điểm trong thể thao

Cục TDTT Việt Nam nhận định, thể thao Việt Nam đang thiếu một chương trình cấp quốc gia về đào tạo vận động viên trong các môn thể thao trọng điểm. Nhìn ra thế giới, nhiều quốc gia có hẳn một chương trình đầu tư cho VĐV tham gia tranh tài tại các đấu trường như Olympic và Asiad, từ đó nước bạn thu về nhiều thành tích.

Khuyến sinh vì sự phát triển bền vững

Khuyến sinh vì sự phát triển bền vững

Theo hướng dẫn mới của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từ ngày 20-3, đảng viên sinh con thứ 3 trở lên sẽ không bị xử lý kỷ luật Đảng. Đây là một thay đổi mang tính đột phá, mở đường cho những chính sách khuyến khích dân số sâu rộng hơn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh mức sinh giảm và dân số già hóa nhanh.

Thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển xứng tầm

Thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển xứng tầm

Ngày 25-3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị 10/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, khu vực doanh nghiệp này có thể và cần phải gia tăng về số lượng, chất lượng, quy mô cũng như đóng góp vào nền kinh tế. Theo đó, Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2030.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam. Phái đoàn bao gồm các tập đoàn lớn như Apple, Boeing, Intel, Coca-Cola, Nike, Amazon, Bell Textron, Excelerate Energy…

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS). Nếu không trị được sốt đất sẽ dẫn đến nền kinh tế méo mó, nguồn lực lại tiếp tục “chôn” vào đất.

Tăng cường kiểm soát giao dịch tiền mặt

Tăng cường kiểm soát giao dịch tiền mặt

Trong vụ án Tập đoàn Phúc Sơn, Nguyễn Văn Hậu (tức Hậu “pháo”) - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phúc Sơn, đã đưa hối lộ lên đến 132 tỷ đồng (72,5 tỷ đồng và khoảng 2,6 triệu USD). Trước đó, dư luận cũng từng rúng động về số tiền hối lộ khủng trong các vụ án lớn như: Chuyến bay giải cứu, Cục Đăng kiểm Việt Nam… Trong đó, có những bị cáo cũng nhận hàng chục tỷ đồng như: Tô Anh Dũng (cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) 21,5 tỷ đồng; Phạm Trung Kiên (cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) hơn 42,6 tỷ đồng…

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

Tư duy mới cho tác phẩm đặt hàng

MV Bắc Bling của Hòa Minzy đạt hơn 77 triệu lượt xem sau 20 ngày phát hành, đứng tốp 1 Trending YouTube Việt Nam liên tục gần 2 tuần lễ. Đây là thành công của một sản phẩm âm nhạc, minh chứng cho cách một tác phẩm có thể khơi dậy niềm tự hào văn hóa dân tộc mà không cần những khẩu hiệu cứng nhắc.

Chuyển đổi số để nâng chất thể thao Việt Nam

Chuyển đổi số để nâng chất thể thao Việt Nam

Ngành thể thao quyết tâm chuyển đổi số ở thời điểm này là hợp lý, nhưng rất cần sự quyết liệt trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh thể thao Việt Nam đang đối diện với cuộc “khủng khoảng” tuyến kế thừa và yêu cầu tinh gọn bộ máy vận hành.

Gỡ “cục máu đông” để kinh tế tư nhân phát triển

Gỡ “cục máu đông” để kinh tế tư nhân phát triển

Trong các buổi làm việc với sở ngành, địa phương gần đây, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được đã chỉ đạo về giải pháp gỡ “cục máu đông” đối với 571 công trình, dự án đang ứ đọng. Đồng chí Nguyễn Văn Được nhấn mạnh, việc giải quyết công việc phải tới tận cùng, thay vì chỉ đạo nhiều mà không theo đuổi tới nơi, tới chốn.

Thời cơ thuận lợi cho khu thương mại tự do

Thời cơ thuận lợi cho khu thương mại tự do

Tỉnh Vĩnh Phúc là địa phương mới nhất đề xuất thành lập khu thương mại tự do và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về mặt nguyên tắc. Đi đầu trong cả nước về hình thái kinh tế này, tháng 12-2024, TP Đà Nẵng đã trình đề án lên Chính phủ, trong đó dự kiến diện tích thành lập khu thương mại tự do hơn 2.317ha, gồm 10 vị trí không liền kề, gắn kết với cảng Liên Chiểu và Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.

Tháo gỡ những “nút thắt” thủ tục

Tháo gỡ những “nút thắt” thủ tục

Tháng 3 có thể được xem là “tháng của nút giao” khi cùng lúc các công đoạn cuối cùng của nút giao Mỹ Thủy (giai đoạn 3) được khởi công; dự án nút giao An Phú với quy mô, tính năng hiện đại bậc nhất TPHCM tăng tốc để về đích. Hai nút giao này sẽ là giải pháp tối ưu để giảm tải cho giao thông khu vực cảng Cát Lái.

“Chắc chân” thị trường nội địa

“Chắc chân” thị trường nội địa

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, chính sách thuế quan khắt khe ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ, EU gây áp lực lớn lên nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam thì việc doanh nghiệp quay lại chiếm lĩnh thị trường nội địa đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Đây không chỉ là cơ hội gia tăng nội lực doanh nghiệp mà còn tiến tới hình thành nền tảng phát triển bền vững cho nền kinh tế Việt Nam.

Ly trà sữa và “đường lưỡi bò” phi pháp

Ly trà sữa và “đường lưỡi bò” phi pháp

Ngày 14-3-2025, cộng đồng mạng Việt Nam đã phát hiện ứng dụng của thương hiệu trà sữa Chagee hiển thị hình ảnh bản đồ chứa “đường lưỡi bò” phi pháp, vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Sự việc này nhanh chóng gây ra làn sóng phẫn nộ, với hàng ngàn lượt thả biểu tượng phẫn nộ và bình luận chỉ trích trên fanpage chính thức của Chagee Việt Nam.

Hành trình kết nối

Hành trình kết nối

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chọn sân Gò Đậu (Bình Dương) tổ chức 1 trận giao hữu và 1 trận thuộc vòng loại Asian Cup 2027 trong tháng 3 của đội tuyển bóng đá Việt Nam.

Thông điệp của niềm tin

Thông điệp của niềm tin

“Tôi tin tưởng rằng, với tầm nhìn chiến lược, quyết tâm chính trị mạnh mẽ và tinh thần hợp tác sâu rộng, Việt Nam, Singapore cùng các quốc gia trong khu vực sẽ vươn tới những thành tựu to lớn hơn nữa trong tương lai. Chúng ta sẽ cùng nhau viết tiếp câu chuyện thành công của Đông Nam Á trong thế kỷ 21 - một Đông Nam Á đổi mới không ngừng, tự cường về kinh tế và công nghệ, và phát triển bền vững vì hạnh phúc của nhân dân”.

Hiểu đúng để không dao động

Hiểu đúng để không dao động

Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận 128-KL/TW về chủ trương tạm dừng tuyển dụng, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử đảm nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị do sắp xếp, tổ chức bộ máy.

Những hành động trọng tâm để phát triển kinh tế tư nhân

Những hành động trọng tâm để phát triển kinh tế tư nhân

Trong vòng hơn 10 ngày, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có 2 cuộc làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương. Theo đó, ngày 24-2, tại buổi làm việc về tăng trưởng kinh tế, người đứng đầu Đảng đã nêu rõ “cần tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh.

Ngành du lịch trước cơ hội bứt tốc mạnh mẽ

Ngành du lịch trước cơ hội bứt tốc mạnh mẽ

Nhiều tin vui nối tiếp, dồn dập từ đầu năm, hứa hẹn một “vụ mùa bội thu” cho ngành du lịch Việt Nam. Từ ngày 16-3, các chuyến bay thuê nguyên chuyến (charter) chở du khách kết nối 11 thành phố của Nga sẽ đáp xuống Khánh Hòa, trong khi các chuyến bay đến Phú Quốc cũng được mở lại. Đây được xem là cột mốc quan trọng cho ngành du lịch khi có thêm thị trường mới, thực ra là “bạn hàng” quen thuộc nhưng vắng bóng từ 3 năm qua.