Nói lặng lẽ vì tin tức về sự ra đi của ông không xuất hiện trên báo chí, cũng như lúc sinh thời, ông chẳng mấy khi có mặt trên các phương tiện truyền thông.
Nhà lý luận phê bình văn học danh tiếng Hoài Thanh - Nguyễn Đức Nguyên, cùng em trai là nhà phê bình Hoài Chân - Nguyễn Đức Phiên, sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Hoài Thanh có bốn người con, trong đó có ba người nối nghiệp cha, đi theo con đường văn học nghệ thuật, đó là: Từ Sơn làm phê bình văn học, Phan Hồng Giang làm dịch thuật và Khương Huân làm nghiên cứu lý luận mỹ thuật.
Nhà phê bình văn học Từ Sơn, tên thật Nguyễn Đức Dũng, sinh ngày 31-5-1936 tại huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Thuở ấu thơ của ông gắn liền với kinh đô Huế. Đây là thời kỳ người cha Hoài Thanh hoạt động cách mạng, bị chính quyền thực dân Pháp bắt kêu án tù treo và trục xuất khỏi Bắc kỳ, phải vào miền Trung dạy học, viết báo kiếm sống, nghiên cứu phong trào Thơ Mới, chuẩn bị cho sự ra đời của tác phẩm lừng danh Thi nhân Việt Nam.
Một thời gian sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông Hoài Thanh rời Huế ra Hà Nội công tác, mang cả gia đình theo. Cuối năm 1953, khi mới 17 tuổi, với vốn kiến thức đã học và theo yêu cầu của kháng chiến, Từ Sơn trở thành giáo viên tại Trường cấp II Yên Bình thuộc tỉnh Tuyên Quang. Nhờ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ông đã được tặng thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua trong ngành giáo dục của tỉnh Tuyên Quang. Vừa dạy vừa học thêm, ông đã tốt nghiệp chương trình cấp 3 và vào đại học. Năm 1961, ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội, được giữ lại trường giảng dạy môn Văn học cổ Việt Nam.
Cuối năm 1964, Từ Sơn tham gia đi B trong đoàn của ngành giáo dục chi viện cho chiến trường Nam Bộ. Ông được phân công làm cán bộ nghiên cứu của Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, có lúc trực tiếp xuống công tác ở đặc khu Sài Gòn - Gia Định, xây dựng phong trào giáo dục tại các vùng giải phóng của tỉnh Bến Tre. Đến cuối năm 1966, ông chuyển sang công tác tại Tiểu ban Văn nghệ thuộc Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam, làm Thường trực Ban Biên tập Tạp chí Văn Nghệ Giải Phóng, Phó phòng Nghiên cứu của Bộ Văn hoá, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam...
Năm 1972, giữa chiến trường gian khổ thiếu thốn, Từ Sơn bị bệnh nặng phải chuyển ra Hà Nội chữa bệnh. Thời gian này, ông tranh thủ học và tốt nghiệp khóa tiếng Đức với chứng chỉ hạng ưu, được cử đi nghiên cứu sinh văn học tại Trường Đại học Tổng hợp Các Mác ở Lai Xích, Cộng hòa Dân chủ Đức.
Năm 1975, sau khi đất nước hòa bình thống nhất, theo yêu cầu của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam và được sự đồng ý của Bộ Đại học, Từ Sơn đã về nước nhận công tác tại Tuần báo Văn Nghệ, lần lượt giữ các nhiệm vụ: Trưởng ban Lý luận phê bình, Phó Tổng biên tập kiêm Thư ký tòa soạn, trợ lý Tổng Biên tập phụ trách Văn phòng Thường trực miền Nam tại TPHCM. Tiếp đó, ông được điều động trở ra Hà Nội làm Chánh Văn phòng Ban Văn hóa văn nghệ Trung ương, Viện trưởng Viện Văn hoá, Vụ trưởng Vụ Văn hóa văn nghệ của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) cho tới lúc nghỉ hưu, ông quay trở lại sống lặng lẽ tại TPHCM.
Vừa làm công tác quản lý, vừa nghiên cứu văn học, nhà lý luận phê bình Từ Sơn là tác giả, chủ biên gần 20 tác phẩm đã xuất bản như: Thạch Sanh, Vượt lên tuyến đầu, Những vấn đề đổi mới trong văn nghệ, Lý luận văn hóa đổi mới, Hoài Thanh trên Báo Tràng An, Tìm hiểu Hoài Thanh,… Ông đã được tạp chí Văn Nghệ Quân Đội tặng giải thưởng năm 1993 cho bài viết Đề cương văn hóa 1943.
Ngoài những công trình mang tính lý luận phê bình văn hóa văn nghệ, do yêu cầu nhiệm vụ của một cán bộ quản lý, có thể nói, đóng góp đáng kể của Từ Sơn đối với văn học chính là những tác phẩm sưu tầm, khảo luận, nghiên cứu về sự nghiệp của nhà văn Hoài Thanh, thân phụ ông. Chính nhờ Từ Sơn mà nhiều tư liệu về con người và sự nghiệp của tác giả Hoài Thanh đã được phát hiện, hé mở, hệ thống, giúp cho độc giả hiểu sâu xa hơn về một trong những nhà lý luận phê bình văn học hàng đầu thế kỷ XX, một đỉnh cao của sự khám phá vẻ đẹp thế giới thi ca gắn liền với tác phẩm Thi nhân Việt Nam bất tử.
Tôi luôn ám ảnh về một khúc tâm sự gan ruột của người cha tài năng Hoài Thanh những ngày cuối đời nằm ở bệnh viện, được người con Từ Sơn trung thực thuật lại trong lời cuối sách Thi nhân Việt Nam tái bản năm 1988: “Cha viết văn đã 50 năm nhưng công việc cha thích nhất là dạy học và bình thơ, bình thơ hay, vô luận là của ai. Cha biết văn chương cha cũng vầy vậy thôi. Nếu không có cuốn Thi nhân Việt Nam thì không chắc gì người ta đã công nhận cha thực sự là một nhà văn. Một đời làm văn cha chỉ tìm cái hay cái đẹp để bình... Vậy mà cha đã vấp phải khối chuyện phiền: kẻ yêu, người ghét. Thậm chí cha còn bị vu cáo, bị nói oan. Cha biết vậy nhưng không thể sống khác, viết khác cái tạng của mình. Điều mà cha có thể hoàn toàn yên tâm và tự hào trước lúc đi xa là cha đã sống và viết hoàn toàn trung thực. Đó là cái quý nhất mà cha muốn để lại cho các con”.
Có lẽ thấm thía bài học từ cuộc đời “vấp phải khối chuyện phiền” đầy trăn trở của chính cha mình mà Từ Sơn đã âm thầm, cẩn trọng bước đi lặng lẽ trên con đường nghiên cứu văn học “tìm cái hay cái đẹp để bình”. Ông lặng lẽ, cẩn trọng đến mức ít đăng bài viết trên báo chí và không có tấm hình chân dung riêng nào xuất hiện trên mạng internet trước khi từ giã cõi đời vào lúc 16 giờ 37 phút ngày 28-6-2017 (nhằm ngày 5-6 năm Đinh Dậu) tại TPHCM.
Giữa dòng người lặng lẽ đến viếng, tiễn đưa nhà phê bình Từ Sơn lần cuối ở Nhà tang lễ TPHCM, ngoài những người thân trong gia đình, tôi còn thấy một số đồng đội, đồng nghiệp gắn bó với ông từ khi còn trên chiến trường Nam Bộ, hoặc về sau này như Hoài Vũ, Thạch Cương, Ngô Thảo, Trần Văn Tuấn, Văn Lê, Lê Quang Trang, Lê Điệp, Vũ Ân Thy, Khuynh Diệp, Vu Gia, Trần Thị Khánh Hội, Trần Thị Phương Lan,… Có người đã không kìm được xúc động khi nghe ông Võ Văn Phuông, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ban Tuyên giáo Trung ương đọc điếu văn: “Anh Từ Sơn, chú Từ Sơn không còn nữa, nhưng hình ảnh người cán bộ tuyên giáo, một nhà văn mẫn cán, cẩn trọng, thẳng thắn, nhưng rất đỗi chân tình, hết lòng vì sự nghiệp cách mạng vẫn sống mãi trong lòng đồng chí, đồng đội, người thân với tất cả sự yêu thương, kính trọng”.
Không ánh hào quang như người cha Hoài Thanh danh tiếng, nhưng bằng sự lặng lẽ khiêm tốn, nhà lý luận phê bình Từ Sơn cũng đi hết con đường mà ông đã chọn với một tình yêu văn học trung thực và nghiêm cẩn, như lời ông từng tâm sự: “Tôi tự biết mình là một cây bút không có gì xuất sắc nhưng tôi rất biết những gì mình suy nghĩ, cảm xúc và ghi lại trên trang giấy đều là trung thực, đều vì những điều đẹp nhất ở trên đời mà tôi hằng hy sinh phấn đấu suốt đời”.
Nhà phê bình văn học Từ Sơn, tên thật Nguyễn Đức Dũng, sinh ngày 31-5-1936 tại huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Thuở ấu thơ của ông gắn liền với kinh đô Huế. Đây là thời kỳ người cha Hoài Thanh hoạt động cách mạng, bị chính quyền thực dân Pháp bắt kêu án tù treo và trục xuất khỏi Bắc kỳ, phải vào miền Trung dạy học, viết báo kiếm sống, nghiên cứu phong trào Thơ Mới, chuẩn bị cho sự ra đời của tác phẩm lừng danh Thi nhân Việt Nam.
Một thời gian sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông Hoài Thanh rời Huế ra Hà Nội công tác, mang cả gia đình theo. Cuối năm 1953, khi mới 17 tuổi, với vốn kiến thức đã học và theo yêu cầu của kháng chiến, Từ Sơn trở thành giáo viên tại Trường cấp II Yên Bình thuộc tỉnh Tuyên Quang. Nhờ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ông đã được tặng thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua trong ngành giáo dục của tỉnh Tuyên Quang. Vừa dạy vừa học thêm, ông đã tốt nghiệp chương trình cấp 3 và vào đại học. Năm 1961, ông tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội, được giữ lại trường giảng dạy môn Văn học cổ Việt Nam.
Cuối năm 1964, Từ Sơn tham gia đi B trong đoàn của ngành giáo dục chi viện cho chiến trường Nam Bộ. Ông được phân công làm cán bộ nghiên cứu của Tiểu ban Giáo dục thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam, có lúc trực tiếp xuống công tác ở đặc khu Sài Gòn - Gia Định, xây dựng phong trào giáo dục tại các vùng giải phóng của tỉnh Bến Tre. Đến cuối năm 1966, ông chuyển sang công tác tại Tiểu ban Văn nghệ thuộc Hội Văn nghệ Giải phóng miền Nam, làm Thường trực Ban Biên tập Tạp chí Văn Nghệ Giải Phóng, Phó phòng Nghiên cứu của Bộ Văn hoá, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam...
Năm 1972, giữa chiến trường gian khổ thiếu thốn, Từ Sơn bị bệnh nặng phải chuyển ra Hà Nội chữa bệnh. Thời gian này, ông tranh thủ học và tốt nghiệp khóa tiếng Đức với chứng chỉ hạng ưu, được cử đi nghiên cứu sinh văn học tại Trường Đại học Tổng hợp Các Mác ở Lai Xích, Cộng hòa Dân chủ Đức.
Năm 1975, sau khi đất nước hòa bình thống nhất, theo yêu cầu của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam và được sự đồng ý của Bộ Đại học, Từ Sơn đã về nước nhận công tác tại Tuần báo Văn Nghệ, lần lượt giữ các nhiệm vụ: Trưởng ban Lý luận phê bình, Phó Tổng biên tập kiêm Thư ký tòa soạn, trợ lý Tổng Biên tập phụ trách Văn phòng Thường trực miền Nam tại TPHCM. Tiếp đó, ông được điều động trở ra Hà Nội làm Chánh Văn phòng Ban Văn hóa văn nghệ Trung ương, Viện trưởng Viện Văn hoá, Vụ trưởng Vụ Văn hóa văn nghệ của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) cho tới lúc nghỉ hưu, ông quay trở lại sống lặng lẽ tại TPHCM.
Vừa làm công tác quản lý, vừa nghiên cứu văn học, nhà lý luận phê bình Từ Sơn là tác giả, chủ biên gần 20 tác phẩm đã xuất bản như: Thạch Sanh, Vượt lên tuyến đầu, Những vấn đề đổi mới trong văn nghệ, Lý luận văn hóa đổi mới, Hoài Thanh trên Báo Tràng An, Tìm hiểu Hoài Thanh,… Ông đã được tạp chí Văn Nghệ Quân Đội tặng giải thưởng năm 1993 cho bài viết Đề cương văn hóa 1943.
Ngoài những công trình mang tính lý luận phê bình văn hóa văn nghệ, do yêu cầu nhiệm vụ của một cán bộ quản lý, có thể nói, đóng góp đáng kể của Từ Sơn đối với văn học chính là những tác phẩm sưu tầm, khảo luận, nghiên cứu về sự nghiệp của nhà văn Hoài Thanh, thân phụ ông. Chính nhờ Từ Sơn mà nhiều tư liệu về con người và sự nghiệp của tác giả Hoài Thanh đã được phát hiện, hé mở, hệ thống, giúp cho độc giả hiểu sâu xa hơn về một trong những nhà lý luận phê bình văn học hàng đầu thế kỷ XX, một đỉnh cao của sự khám phá vẻ đẹp thế giới thi ca gắn liền với tác phẩm Thi nhân Việt Nam bất tử.
Tôi luôn ám ảnh về một khúc tâm sự gan ruột của người cha tài năng Hoài Thanh những ngày cuối đời nằm ở bệnh viện, được người con Từ Sơn trung thực thuật lại trong lời cuối sách Thi nhân Việt Nam tái bản năm 1988: “Cha viết văn đã 50 năm nhưng công việc cha thích nhất là dạy học và bình thơ, bình thơ hay, vô luận là của ai. Cha biết văn chương cha cũng vầy vậy thôi. Nếu không có cuốn Thi nhân Việt Nam thì không chắc gì người ta đã công nhận cha thực sự là một nhà văn. Một đời làm văn cha chỉ tìm cái hay cái đẹp để bình... Vậy mà cha đã vấp phải khối chuyện phiền: kẻ yêu, người ghét. Thậm chí cha còn bị vu cáo, bị nói oan. Cha biết vậy nhưng không thể sống khác, viết khác cái tạng của mình. Điều mà cha có thể hoàn toàn yên tâm và tự hào trước lúc đi xa là cha đã sống và viết hoàn toàn trung thực. Đó là cái quý nhất mà cha muốn để lại cho các con”.
Có lẽ thấm thía bài học từ cuộc đời “vấp phải khối chuyện phiền” đầy trăn trở của chính cha mình mà Từ Sơn đã âm thầm, cẩn trọng bước đi lặng lẽ trên con đường nghiên cứu văn học “tìm cái hay cái đẹp để bình”. Ông lặng lẽ, cẩn trọng đến mức ít đăng bài viết trên báo chí và không có tấm hình chân dung riêng nào xuất hiện trên mạng internet trước khi từ giã cõi đời vào lúc 16 giờ 37 phút ngày 28-6-2017 (nhằm ngày 5-6 năm Đinh Dậu) tại TPHCM.
Giữa dòng người lặng lẽ đến viếng, tiễn đưa nhà phê bình Từ Sơn lần cuối ở Nhà tang lễ TPHCM, ngoài những người thân trong gia đình, tôi còn thấy một số đồng đội, đồng nghiệp gắn bó với ông từ khi còn trên chiến trường Nam Bộ, hoặc về sau này như Hoài Vũ, Thạch Cương, Ngô Thảo, Trần Văn Tuấn, Văn Lê, Lê Quang Trang, Lê Điệp, Vũ Ân Thy, Khuynh Diệp, Vu Gia, Trần Thị Khánh Hội, Trần Thị Phương Lan,… Có người đã không kìm được xúc động khi nghe ông Võ Văn Phuông, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ban Tuyên giáo Trung ương đọc điếu văn: “Anh Từ Sơn, chú Từ Sơn không còn nữa, nhưng hình ảnh người cán bộ tuyên giáo, một nhà văn mẫn cán, cẩn trọng, thẳng thắn, nhưng rất đỗi chân tình, hết lòng vì sự nghiệp cách mạng vẫn sống mãi trong lòng đồng chí, đồng đội, người thân với tất cả sự yêu thương, kính trọng”.
Không ánh hào quang như người cha Hoài Thanh danh tiếng, nhưng bằng sự lặng lẽ khiêm tốn, nhà lý luận phê bình Từ Sơn cũng đi hết con đường mà ông đã chọn với một tình yêu văn học trung thực và nghiêm cẩn, như lời ông từng tâm sự: “Tôi tự biết mình là một cây bút không có gì xuất sắc nhưng tôi rất biết những gì mình suy nghĩ, cảm xúc và ghi lại trên trang giấy đều là trung thực, đều vì những điều đẹp nhất ở trên đời mà tôi hằng hy sinh phấn đấu suốt đời”.