ĐB Phạm Phú Quốc bày tỏ lo ngại về việc cho phép kiểm toán viên truy cập dữ liệu điện tử quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán.
Chiều 23-5, Quốc hội đã nghe các tờ trình, báo cáo về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước .
Tại phiên họp, Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc cho biết, qua 24 năm hoạt động, KTNN thực hiện kiểm tra, đối chiếu các đơn vị liên quan đã phát hiện nhiều sai phạm, truy thu cho NSNN hàng trăm nghìn tỷ đồng. Ví dụ: Năm 2016, 2017, kiểm toán 61 dự án BOT đã giảm 222 năm, riêng kiểm toán các dự án BT chỉ ra nhiều sai phạm, giảm thất thoát cho NSNN.
Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc trình bày báo cáo tại phiên họp chiều 23-5. Ảnh: VIẾT CHUNG
Có những dự án sau kiểm toán, giá trị được KTNN xác nhận chỉ bằng 39% giá trị BT ban đầu; đối chiếu, kiểm tra thuế của 4.150 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã truy thu cho ngân sách 3.411 tỷ đồng; kiểm toán, đối chiếu 329 dự án đất khu đô thị đã kiến nghị xử lý tài chính 7.778 tỷ đồng, trong đó tăng thu, giảm chi NSNN 3.856 tỷ đồng, kiến nghị địa phương xem xét, xử lý 3.911 tỷ đồng; kiểm toán tài nguyên giai đoạn 2014-2016, KTNN đã xác định truy thu thuế tài nguyên tăng thêm 560,6 tỷ đồng và kiến nghị xử lý 1.177,9 tỷ đồng....
Kết quả kiểm toán năm 2018, KTNN đã phát hiện, kiến nghị xử lý tài chính 92.600 tỷ đồng, trong đó, tăng thu, giảm chi cho NSNN 44.466 tỷ đồng. Qua đối chiếu thuế 2.969 doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại 43 địa phương, KTNN xác định tăng thu NSNN 1.684,6 tỷ đồng, kiến nghị giảm lỗ 3.341,5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, theo pháp luật thuế hiện hành người nộp thuế tự kê khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm nên cơ quan thuế chỉ hậu kiểm được khoảng 18% trong tổng số các doanh nghiệp nộp thuế (có nghĩa khoảng 82% đang là khoảng trống chưa được cơ quan nào kiểm tra, phát hiện).
Đáng lưu ý, việc thực hiện dự án BT theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng còn thiếu chặt chẽ, minh bạch, chưa có cơ chế, chính sách rõ ràng, tạo lỗ hổng để thất thoát ngân sách và tài sản.
Qua kiểm toán cho thấy hầu hết đều áp dụng hình thức chỉ định thầu để chọn nhà đầu tư; thanh toán cho nhà đầu tư theo hình thức giao đất không thông qua hình thức đấu thầu là vi phạm Luật Đất đai và là kẽ hở do định giá thấp hơn giá thị trường dẫn đến thất thoát NSNN.
Việc giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án từ khâu thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế dự toán và tự lựa chọn các đơn vị tư vấn thiết kế, thi công, giám sát; công tác quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được thực hiện thường xuyên, đầy đủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao dẫn đến để xảy ra sai sót ở tất cả các khâu, gây thất thoát lớn trong quá trình thực hiện dự án.
Các dự án BOT đã giảm thời gian thu phí, kiến nghị những bất cập về cơ chế, chính sách.
Phải quy định chặt chẽ việc cho phép kiểm toán viên truy cập dữ liệu điện tử quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán Chiều 23-5, Quốc hội đã nghe các tờ trình, báo cáo về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước và Luật Thư viện và sau đó thảo luận tại các tổ ĐBQH về các dự án này. Tại tổ ĐBQH TPHCM, ĐB Nguyễn Thị Quyết Tâm nhận định, Luật Kiểm toán Nhà nước mới ban hành chưa lâu, quá trình thực hiện chưa được đánh giá toàn diện về kết quả phối hợp thực hiện giữa cơ quan Kiểm toán Nhà nước với Chính phủ. Đặc biệt, trên thực tế đã có một số vụ án có nhiều vấn đề tiêu cực mà kiểm toán không phát hiện được. “Vậy thì điều kiện nào còn “hở”, luật còn thiếu cái gì; vì sao Kiểm toán đã không thể thực hiện tốt nhiệm vụ, không phát hiện được sai phạm, xử lý trách nhiệm như thế nào”, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm nêu vấn đề. ĐB Quyết Tâm nhận định thêm, những quy định về vị trí, vai trò, tiêu chuẩn của Trưởng Đoàn Kiểm toán, nhất là khi đưa ra ban hành kết luận kiểm toán là hết sức quan trọng trong việc đảm bảo kết quả kiểm toán chính xác, khách quan. Quy định giao cho Kiểm toán Nhà nước thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng là một nội dung được nhiều ĐB TPHCM quan tâm cho ý kiến. Các ĐB Nguyễn Minh Đức, Dương Ngọc Hải đều cho rằng quy định này là không phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. ĐB Phạm Phú Quốc (TPHCM) ĐB Phạm Phú Quốc bày tỏ lo ngại về việc cho phép kiểm toán viên truy cập dữ liệu điện tử quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán. “Phải quy định rất chặt chẽ chỗ này, chẳng hạn như khoanh vùng nội dung, thời gian được phép truy cập và chỉ cho phép truy cập tại nơi làm việc để đảm bảo bí mật quốc gia cũng như bí mật kinh doanh của đơn vị được kiểm toán”, ông Phạm Phú Quốc phát biểu. Đồng ý trao quyền xử phạt vi phạm hành chính cho KTNN, nhưng ĐB Phạm Phú Quốc, Dương Ngọc Hải đề nghị không đưa vào Luật những hạn mức cụ thể, vì như thế là vừa thiếu lại vừa thừa. Giải pháp đúng, theo ông Dương Ngọc Hải, là dẫn chiếu Luật Xử phạt vi phạm hành chính. Liên quan đến chức năng giám định tư pháp, các ý kiến cơ bản tán thành, nhưng cũng yêu cầu KTNN chỉ thực hiện được yêu cầu, chứ không áp dụng rộng rãi sẽ tạo ra sự chồng chéo, trùng giẫm với nhiều cơ quan khác có chức năng tương đương. |
ANH PHƯƠNG