Từ năm 2017 tới nay, lực lượng chức năng Trung Quốc đã xử lý hơn 90.000 vụ án kinh tế, thu về khoản tiền thất thoát lên tới 100 tỷ Nhân dân tệ (NDT - khoảng 16 tỷ USD). Trong số đó có nhiều vụ án liên quan đến hoạt động gây quỹ tài chính bất hợp pháp theo mô hình lừa đảo góp quỹ kiểu đa cấp.
Đảo lộn trật tự xã hội
Từ năm 2005, tại Trung Quốc, hoạt động lừa đảo kiểu đa cấp theo mô hình kim tự tháp đã xuất hiện, rồi dần dần len lỏi từ vùng nông thôn đến thành thị khiến nhiều người rơi vào “bẫy lừa”. Chính phủ Trung Quốc cũng đã cấm mô hình đa cấp từ năm 2005, nhưng những vụ lừa đảo có quy mô lớn vẫn tiếp tục xuất hiện.
Trong năm 2016, cảnh sát Trung Quốc đã tiến hình điều tra 2.800 vụ án có liên quan đến lừa đảo đa cấp, tăng 20% so với năm trước. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2017, số tiền lừa đảo của các đường dây đa cấp mà cảnh sát Trung Quốc triệt phá lên tới 50 tỷ NDT (7,6 tỷ USD). Những đường dây này thường hứa hẹn biến người tham gia trở nên giàu có và chiêu mộ những nhà đầu tư mới. Chính phủ Trung Quốc cũng nhiều lần lên tiếng thừa nhận hoạt động lừa đảo theo mô hình kim tự tháp đã tăng mạnh và đang đảo lộn trật tự kinh tế và gây bất ổn cho xã hội. Giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng bùng phát mô hình lừa đảo đa cấp, giới chuyên gia kinh tế Trung Quốc cho rằng, chính sách nới lỏng tiền tệ trong nhiều năm qua và hệ thống luật tài chính lỏng lẻo ở quốc gia này đã dẫn đến tình trạng các chương trình đầu tư phi pháp nhanh chóng lan rộng.
Một trong những vụ lừa đảo đa cấp bị phanh phui gây chấn động Trung Quốc trong thời gian gần đây là ở tỉnh Hà Nam. Khoảng 200 đối tượng lừa đảo đã bị bắt giữ (hầu hết là nhân viên Công ty Shanxinhui có trụ sở tại Thâm Quyến) do tình nghi công ty này tổ chức và cầm đầu đường dây bán hàng đa cấp lừa đảo khách hàng. Tổng số tiền Shanxinhui chiếm đoạt từ khách hàng là hơn 2,2 tỷ NDT (khoảng 346 triệu USD). Được thành lập vào năm 2013, Shanxinhui tuyên bố hoạt động với mục đích từ thiện, cam kết hoàn lại cho các nhà đầu tư 10% - 30% lợi nhuận chỉ trong vài tuần. Nếu một nhà đầu tư có thể thuyết phục một người nữa tham gia thì có thể nhận được 2% - 6% số tiền “quyên tặng” của người mới đó. Bằng chiêu thức mời gọi hấp dẫn, công ty này đã thu hút được hàng triệu thành viên.
Vài năm gần đây, hoạt động mua bán tiền ảo sôi động tiếp tục làm bùng nổ hoạt động lừa đảo đầu tư lợi dụng tiền điện tử, lôi kéo nhiều nạn nhân có kiến thức tài chính yếu. Cảnh sát tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vừa phá vỡ một vụ án lừa đảo đa cấp sử dụng tiền ảo lên đến 15 tỷ NDT (khoảng 2,4 tỷ USD) và bắt giữ 119 nghi phạm. OneCoin do một phụ nữ người Bulgaria tên Ruja Ignatova thành lập vào tháng 9-2014. Dù được quảng bá dưới dạng tiền điện tử nhưng các giao dịch của OneCoin không công khai, minh bạch như các đồng tiền điện tử khác. Từ tháng 12-2017, Tòa án Nhân dân trung cấp Chu Châu tại Hồ Nam phán quyết OneCoin là một doanh nghiệp tiếp thị đa cấp theo mô hình kim tự tháp bất hợp pháp. Mô hình này tăng lợi nhuận chủ yếu bằng cách tuyển dụng các nhà đầu tư mới. Trước đó, vào tháng 12-2016, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã cảnh báo người dân rằng OneCoin là 1 trong hơn 60 loại tiền ảo khai thác các khái niệm về công nghệ blockchain và tài sản số để đưa vào chương trình kim tự tháp nhằm lừa đảo nhà đầu tư thiếu kiến thức, mong làm giàu nhanh chóng.
Dù nhiều sự việc bị phanh phui, nhưng tình trạng nạn nhân bị lôi kéo vào hàng loạt bẫy lừa đa cấp tại Trung Quốc vẫn chưa thể kiểm soát được hoàn toàn. Truyền thông Trung Quốc cho biết, nạn nhân của bẫy lừa đa cấp ở nhiều độ tuổi khác nhau, bao gồm sinh viên chưa ra trường và sinh viên mới tốt nghiệp. Hệ lụy kéo theo là nhiều gia đình rơi vào bẫy nợ nần hoặc dẫn đến những cái chết thương tâm. Đó là câu chuyện đau lòng của cậu sinh viên Lý Văn Tinh xảy ra vào năm ngoái. Khi mới tốt nghiệp đại học, Văn Tinh rời nhà ở một vùng quê Trung Quốc lên nhận việc tại một công ty phần mềm ở Thiên Tân. Tuy nhiên, công việc này hóa ra chỉ là một trò lừa đảo. Văn Tinh bị cuốn vào mạng lưới điều hành hoạt động đầu tư lừa đảo theo mô hình kim tự tháp. Hai tháng sau, xác Văn Tinh được phát hiện tại một cái ao nhỏ ở ngoại ô. Hai nghi phạm trong đường dây lừa đảo đa cấp lôi kéo Văn Tinh đã bị bắt, nhưng vụ việc đã làm dấy lên sự giận dữ trên toàn Trung Quốc, đồng thời phản ánh vấn nạn lừa đảo tài chính ngày càng nghiêm trọng đang diễn ra ở quốc gia này. Ở Trung Quốc, rất nhiều người trẻ dễ dàng bị rơi vào hoàn cảnh như Văn Tinh. Họ cần công việc, cần thu nhập và đây lại là miếng mồi ngon cho các nhóm lừa đảo đa cấp. Thậm chí, nhiều đường dây lừa đảo đa cấp còn dùng hình thức bạo lực để ép nạn nhân là sinh viên không tố cáo hoạt động làm ăn phi pháp với cơ quan chức năng. Trong một vụ phá đường dây lừa đảo đa cấp ở khu vực Hàng Châu, cảnh sát phát hiện có vài trường hợp đã bị đánh và khủng bố tinh thần sau khi nhận ra bị lừa.
Lợi dụng công nghệ mạng
Không chỉ gói gọn trong phạm vi bán hàng đa cấp, hình thức lừa đảo đã dần chuyển sang sử dụng công nghệ mạng. Đây được xem là mảnh đất màu mỡ để trục lợi vì rất khó kiểm soát. Kể từ đó, hàng loạt sự việc đã bị phanh phui, nhiều đối tượng đứng sau các trang mạng lừa đa cấp đã bị xét xử. Trong năm 2017, vụ xét xử Ezubao - trang mạng cho vay tiền ngang hàng (P2P) lớn nhất Trung Quốc đã trở thành lời cảnh tỉnh cho những nhà đầu tư nhẹ dạ. Trước khi bị công an kinh tế Trung Quốc triệt phá hồi đầu năm 2016, chỉ trong vòng 18 tháng, Ezubao đã trục lợi khoản tiền hơn 7,4 tỷ USD từ hơn 900.000 người. Trước khi vụ việc bị phanh phui, ít ai biết rằng, điều hành Ezubao là Đinh Ninh, một đối tượng không có kinh nghiệm gì về ngân hàng hay tài chính. Vào tháng 7-2014, Đinh Ninh đã lập ra trang mạng dịch vụ tài chính Ezubao với cam kết các nhà đầu tư sẽ nhận được mức lãi suất 9% - 14,6% hàng năm, cao hơn tỷ lệ ngân hàng. Tại cơ quan điều tra, Đinh Ninh thừa nhận để vận động thêm tiền góp vốn vào Ezubao, đối tượng đã liên tục tổ chức các buổi diễn thuyết mời chào góp vốn với mức lợi nhuận siêu khủng khiến nhiều người rơi vào bẫy lừa. Do giữ vai trò chủ chốt trong đường dây lừa đảo, Đinh đã bị kết án tù chung thân.
Đảo lộn trật tự xã hội
Từ năm 2005, tại Trung Quốc, hoạt động lừa đảo kiểu đa cấp theo mô hình kim tự tháp đã xuất hiện, rồi dần dần len lỏi từ vùng nông thôn đến thành thị khiến nhiều người rơi vào “bẫy lừa”. Chính phủ Trung Quốc cũng đã cấm mô hình đa cấp từ năm 2005, nhưng những vụ lừa đảo có quy mô lớn vẫn tiếp tục xuất hiện.
Trong năm 2016, cảnh sát Trung Quốc đã tiến hình điều tra 2.800 vụ án có liên quan đến lừa đảo đa cấp, tăng 20% so với năm trước. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2017, số tiền lừa đảo của các đường dây đa cấp mà cảnh sát Trung Quốc triệt phá lên tới 50 tỷ NDT (7,6 tỷ USD). Những đường dây này thường hứa hẹn biến người tham gia trở nên giàu có và chiêu mộ những nhà đầu tư mới. Chính phủ Trung Quốc cũng nhiều lần lên tiếng thừa nhận hoạt động lừa đảo theo mô hình kim tự tháp đã tăng mạnh và đang đảo lộn trật tự kinh tế và gây bất ổn cho xã hội. Giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng bùng phát mô hình lừa đảo đa cấp, giới chuyên gia kinh tế Trung Quốc cho rằng, chính sách nới lỏng tiền tệ trong nhiều năm qua và hệ thống luật tài chính lỏng lẻo ở quốc gia này đã dẫn đến tình trạng các chương trình đầu tư phi pháp nhanh chóng lan rộng.
Một trong những vụ lừa đảo đa cấp bị phanh phui gây chấn động Trung Quốc trong thời gian gần đây là ở tỉnh Hà Nam. Khoảng 200 đối tượng lừa đảo đã bị bắt giữ (hầu hết là nhân viên Công ty Shanxinhui có trụ sở tại Thâm Quyến) do tình nghi công ty này tổ chức và cầm đầu đường dây bán hàng đa cấp lừa đảo khách hàng. Tổng số tiền Shanxinhui chiếm đoạt từ khách hàng là hơn 2,2 tỷ NDT (khoảng 346 triệu USD). Được thành lập vào năm 2013, Shanxinhui tuyên bố hoạt động với mục đích từ thiện, cam kết hoàn lại cho các nhà đầu tư 10% - 30% lợi nhuận chỉ trong vài tuần. Nếu một nhà đầu tư có thể thuyết phục một người nữa tham gia thì có thể nhận được 2% - 6% số tiền “quyên tặng” của người mới đó. Bằng chiêu thức mời gọi hấp dẫn, công ty này đã thu hút được hàng triệu thành viên.
Vài năm gần đây, hoạt động mua bán tiền ảo sôi động tiếp tục làm bùng nổ hoạt động lừa đảo đầu tư lợi dụng tiền điện tử, lôi kéo nhiều nạn nhân có kiến thức tài chính yếu. Cảnh sát tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vừa phá vỡ một vụ án lừa đảo đa cấp sử dụng tiền ảo lên đến 15 tỷ NDT (khoảng 2,4 tỷ USD) và bắt giữ 119 nghi phạm. OneCoin do một phụ nữ người Bulgaria tên Ruja Ignatova thành lập vào tháng 9-2014. Dù được quảng bá dưới dạng tiền điện tử nhưng các giao dịch của OneCoin không công khai, minh bạch như các đồng tiền điện tử khác. Từ tháng 12-2017, Tòa án Nhân dân trung cấp Chu Châu tại Hồ Nam phán quyết OneCoin là một doanh nghiệp tiếp thị đa cấp theo mô hình kim tự tháp bất hợp pháp. Mô hình này tăng lợi nhuận chủ yếu bằng cách tuyển dụng các nhà đầu tư mới. Trước đó, vào tháng 12-2016, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã cảnh báo người dân rằng OneCoin là 1 trong hơn 60 loại tiền ảo khai thác các khái niệm về công nghệ blockchain và tài sản số để đưa vào chương trình kim tự tháp nhằm lừa đảo nhà đầu tư thiếu kiến thức, mong làm giàu nhanh chóng.
Dù nhiều sự việc bị phanh phui, nhưng tình trạng nạn nhân bị lôi kéo vào hàng loạt bẫy lừa đa cấp tại Trung Quốc vẫn chưa thể kiểm soát được hoàn toàn. Truyền thông Trung Quốc cho biết, nạn nhân của bẫy lừa đa cấp ở nhiều độ tuổi khác nhau, bao gồm sinh viên chưa ra trường và sinh viên mới tốt nghiệp. Hệ lụy kéo theo là nhiều gia đình rơi vào bẫy nợ nần hoặc dẫn đến những cái chết thương tâm. Đó là câu chuyện đau lòng của cậu sinh viên Lý Văn Tinh xảy ra vào năm ngoái. Khi mới tốt nghiệp đại học, Văn Tinh rời nhà ở một vùng quê Trung Quốc lên nhận việc tại một công ty phần mềm ở Thiên Tân. Tuy nhiên, công việc này hóa ra chỉ là một trò lừa đảo. Văn Tinh bị cuốn vào mạng lưới điều hành hoạt động đầu tư lừa đảo theo mô hình kim tự tháp. Hai tháng sau, xác Văn Tinh được phát hiện tại một cái ao nhỏ ở ngoại ô. Hai nghi phạm trong đường dây lừa đảo đa cấp lôi kéo Văn Tinh đã bị bắt, nhưng vụ việc đã làm dấy lên sự giận dữ trên toàn Trung Quốc, đồng thời phản ánh vấn nạn lừa đảo tài chính ngày càng nghiêm trọng đang diễn ra ở quốc gia này. Ở Trung Quốc, rất nhiều người trẻ dễ dàng bị rơi vào hoàn cảnh như Văn Tinh. Họ cần công việc, cần thu nhập và đây lại là miếng mồi ngon cho các nhóm lừa đảo đa cấp. Thậm chí, nhiều đường dây lừa đảo đa cấp còn dùng hình thức bạo lực để ép nạn nhân là sinh viên không tố cáo hoạt động làm ăn phi pháp với cơ quan chức năng. Trong một vụ phá đường dây lừa đảo đa cấp ở khu vực Hàng Châu, cảnh sát phát hiện có vài trường hợp đã bị đánh và khủng bố tinh thần sau khi nhận ra bị lừa.
Lợi dụng công nghệ mạng
Không chỉ gói gọn trong phạm vi bán hàng đa cấp, hình thức lừa đảo đã dần chuyển sang sử dụng công nghệ mạng. Đây được xem là mảnh đất màu mỡ để trục lợi vì rất khó kiểm soát. Kể từ đó, hàng loạt sự việc đã bị phanh phui, nhiều đối tượng đứng sau các trang mạng lừa đa cấp đã bị xét xử. Trong năm 2017, vụ xét xử Ezubao - trang mạng cho vay tiền ngang hàng (P2P) lớn nhất Trung Quốc đã trở thành lời cảnh tỉnh cho những nhà đầu tư nhẹ dạ. Trước khi bị công an kinh tế Trung Quốc triệt phá hồi đầu năm 2016, chỉ trong vòng 18 tháng, Ezubao đã trục lợi khoản tiền hơn 7,4 tỷ USD từ hơn 900.000 người. Trước khi vụ việc bị phanh phui, ít ai biết rằng, điều hành Ezubao là Đinh Ninh, một đối tượng không có kinh nghiệm gì về ngân hàng hay tài chính. Vào tháng 7-2014, Đinh Ninh đã lập ra trang mạng dịch vụ tài chính Ezubao với cam kết các nhà đầu tư sẽ nhận được mức lãi suất 9% - 14,6% hàng năm, cao hơn tỷ lệ ngân hàng. Tại cơ quan điều tra, Đinh Ninh thừa nhận để vận động thêm tiền góp vốn vào Ezubao, đối tượng đã liên tục tổ chức các buổi diễn thuyết mời chào góp vốn với mức lợi nhuận siêu khủng khiến nhiều người rơi vào bẫy lừa. Do giữ vai trò chủ chốt trong đường dây lừa đảo, Đinh đã bị kết án tù chung thân.
Một trang web quảng cáo đầu tư đa cấp tại Trung Quốc
Vào đầu năm nay, Trung Quốc đã đưa ra xét xử vụ lừa đảo đa cấp gây thiệt hại cho hơn 200.000 người. Hai đối tượng đứng đầu trong vụ lừa đảo này là Hoàng Đình Phong và Tài Khắc Nghi đã bị Tòa án Nhân dân thành phố Hàng Châu tuyên mức án chung thân. 19 người khác trong đường dây lừa đảo này bị tuyên mức án cao nhất là 12 năm tù mỗi người. Từ năm 2015, Hoàng lập Công ty thương mại điện tử Longyan E-commerce và làm việc cùng với một công ty của Tài để lừa đảo hơn 200.000 nhà đầu tư, với số tiền lên đến hơn 15,6 tỷ NDT (khoảng 2,4 tỷ USD). Những người này hứa sẽ trả lợi nhuận hàng năm trên 250% cho các nhà đầu tư nếu mỗi người nộp 4.000 NDT (626 USD). Tòa án đã ra lệnh cho 21 bị cáo trả lại trên 5,7 tỷ NDT ( 893.000 USD) cho hơn 170.000 người. Thế kiềng 3 chân trên mạng Ngoài đa cấp, hoạt động bán hàng gian, hàng giả tràn lan trên các trang thương mại điện tử, lừa đảo người tiêu dùng cũng là một vấn nạn khiến Trung Quốc phải đau đầu. Nổi bật trong đó là trang bán hàng của Alibaba. Dù được đón nhận rộng rãi trong và ngoài nước, nhưng hoạt động bán hàng của tập đoàn Alibaba đang bị giới chức một số quốc gia, trong đó có Mỹ đặt nhiều nghi vấn. Alibaba rơi vào danh sách đen của Chính phủ Mỹ do bán hàng giả tràn lan. Văn phòng đại diện thương mại Mỹ (USTR) đã đưa trang thương mại điện tử Taobao do Alibaba quản lý vào danh sách những sàn giao dịch tai tiếng Notorious Markets. Cơ quan này viện dẫn một loạt các báo cáo về nạn làm hàng giả và vi phạm bản quyền nhằm minh chứng cho quyết định của mình. USTR cho biết, Alibaba cũng nỗ lực để loại bỏ hàng giả. Tuy nhiên, theo cơ quan này, hiện Alibaba chưa giải quyết được dứt điểm vấn đề. Quyết định của USTR là một đòn giáng mạnh vào chiến lược mở rộng tầm ảnh hưởng lên phạm vi toàn cầu của Alibaba. Công ty của tỷ phú Jack Ma hiện là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường tại Trung Quốc với Taobao và nhiều website thương mại điện tử khác. Tuy vậy, Alibaba vẫn chỉ là lính mới tại thị trường Mỹ. Để chống lại nạn làm hàng giả, Alibaba cho biết đã đóng cửa 240.000 gian hàng trên Taobao trong năm 2017. Cũng trong năm ngoái, công ty này cũng đã giúp chính quyền đóng cửa 1.000 địa điểm sản xuất và phân phối hàng giả, giúp cảnh sát thu giữ hàng nhái, hàng giả trị giá gần 700 triệu USD, cao gần gấp đôi so với năm 2016. Câu chuyện tranh cãi về hoạt động bán hàng của Alibaba vốn không mới, nhưng vì sao tập đoàn này vẫn tạo một chỗ đứng vững chắc tại Trung Quốc. Câu trả lời nằm ở chỗ hai “người” khổng lồ Alibaba, Tencent cùng với Baidu - hãng tìm kiếm của Trung Quốc đã lập thành thế “kiềng ba chân” trên internet. Bộ ba này đã thay đổi hàng trăm triệu cuộc đời ở Trung Quốc, tạo ra hàng trăm ngàn công ăn việc làm, giảm khoảng cách giữa giàu - nghèo và thu hẹp ranh giới giữa nông thôn và đô thị Trung Quốc. Với tiềm lực tài chính mạnh và khả năng chi phối thị trường thương mại điện tử trong nước của Alibaba cũng như Tencent, đã xuất hiện ví von rằng, sự bành trướng của 2 tập đoàn này có thể so sánh với việc đang nắm trong tay loại quyền lực mềm mà không phải tập đoàn nào của Trung Quốc cũng có thể sở hữu.