Trồng dưa lưới truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain

Mô hình trồng dưa lưới đang phát triển mạnh ở Hậu Giang. Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết: “Nông dân làm bài bản đạt thu nhập khoảng 90 triệu đồng/1.000m2/vụ, lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng (năm có thể sản xuất 4 vụ). Tỉnh đang tập trung hỗ trợ nông dân và tiếp tục chuyển giao các mô hình sản xuất tiên tiến cho nông dân”. 
Nhiều nông dân ở huyện Phụng Hiệp làm giàu nhờ mô hình trồng dưa lưới
Nhiều nông dân ở huyện Phụng Hiệp làm giàu nhờ mô hình trồng dưa lưới

Hiện Hậu Giang có trên 100 nông hộ sản xuất dưa lưới. Tại huyện Phụng Hiệp đã thành lập Hợp tác xã trồng dưa lưới Thuận Phát với 12 thành viên, sản xuất trên 18.000m², thu hoạch 4 vụ/năm, sản lượng 64 tấn, thu nhập 1,9 tỷ đồng (giá bán ổn định 30.000 đồng - 32.000 đồng/kg), sau khi trừ chi phí thì mang về lợi nhuận cho hợp tác xã 840 triệu đồng/năm. Đầu ra dưa lưới của hợp tác xã ổn định nhờ ký hợp đồng bao tiêu từ các siêu thị trong nước.

Hiện Sở KH-CN tỉnh Hậu Giang thực hiện thành công mô hình trồng dưa lưới (giống Nhật và Israel) trong nhà lưới tại Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học - công nghệ Hậu Giang. Theo đó, đã ứng dụng hệ thống tưới thông minh tự động theo nhu cầu nước của dưa lưới bằng điện thoại thông minh; quản lý phân bón dinh dưỡng bằng điện thoại thông minh như cảm biến, nhiệt độ, độ pH và ẩm độ đất. Kiểm soát nhiệt độ và ẩm độ tiểu khí hậu của môi trường bằng điện thoại thông minh qua cảm biến không khí đặt trong nhà lưới (theo nhiệt độ, ẩm độ của môi trường xung quanh và theo nhu cầu nhiệt độ, ẩm độ của cây dưa lưới). Tất cả các hoạt động nhật ký sản xuất được ứng dụng phầm mềm KIPUS để truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain, giúp người tiêu dùng an tâm hơn về sản phẩm hữu cơ sinh học theo hướng công nghệ cao.

Tin cùng chuyên mục