Nghiên cứu bao gồm 4 lĩnh vực chính của nền kinh tế Internet: du lịch, phương tiện truyền thông, đặt xe trực tuyến và thương mại điện tử. Kết quả cho thấy, ngày càng có nhiều người tiêu dùng mua vé máy bay và đặt khách sạn qua điện thoại thông minh. Thị trường du lịch trực tuyến của khu vực này nhờ thế đã tăng trưởng từ 19,1 tỷ USD năm 2015 lên 26,6 tỷ USD vào năm 2017.
Cũng theo báo cáo, thương mại điện tử của ASEAN sẽ đạt 10,9 tỷ USD trong tổng giá trị hàng hóa vào năm 2017, gần gấp đôi năm 2015. Cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa Grab, Uber và Go-Jek tại thị trường Đông Nam Á được dự kiến sẽ tăng doanh số từ 5,1 tỷ USD năm 2015 lên 20,1 tỷ USD vào năm 2025. Trong số 12 tỷ USD vốn đầu tư vào các công ty Internet ở Đông Nam Á từ năm 2016, có 9 tỷ USD từ các công ty khởi nghiệp. Trong đó riêng Singapore, Indonesia và Malaysia tăng 1 tỷ USD. Đã có hơn 7.000 công ty mới thành lập dựa trên nền tảng kỹ thuật số ở ASEAN từ 2015 đến nay. Ví dụ, lĩnh vực thương mại điện tử có Qoo10, Carousell, Amazon và Lazada nằm trong số các trang web mà người Singapore thường sử dụng nhất trong 2 năm qua.
“Điều này cho thấy các nhà đầu tư toàn cầu và khu vực đã ủng hộ các công ty Internet nhiều nhất”, báo cáo cho biết. Sự tăng trưởng này xuất phát từ số lượng lớn người sử dụng điện thoại thông minh. Đông Nam Á sẽ có 330 triệu người dùng Internet tính đến cuối năm 2017, tương đương với quy mô dân số Mỹ; Tính từ năm 2015 đến nay đã tăng 70 triệu người.
Hàng triệu người giao dịch và chơi trò chơi trên các nền tảng điện thoại thông minh cũng là động lực phát triển cho các dịch vụ thanh toán trực tuyến và ngoại tuyến. Theo báo cáo nói trên, ASEAN có khoảng 120 triệu người chơi game di động, chiếm 2 tỷ USD chi tiêu trực tuyến.
Còn theo báo cáo của Bain & CDA Đông Nam Á, mạng xã hội là động lực hàng đầu cho nền kinh tế trực tuyến trong khu vực. Một cuộc khảo sát người tiêu dùng ở 6 thị trường thành viên ASEAN: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines cho thấy có đến 91% người tiêu dùng được hỏi cho biết họ đã từng mua hàng thông qua phương tiện truyền thông xã hội hoặc bị ảnh hưởng bởi nền tảng truyền thông xã hội để mua hàng; con số này ở Singapore là 79%. “Mạng xã hội nhanh chóng trở thành một kênh mạnh mẽ khi người tiêu dùng dựa vào đây để tìm sản phẩm, tương tác với người bán và cuối cùng thực hiện mua hàng”, báo cáo cho biết.
Thị trường trực tuyến cũng giúp các doanh nghiệp địa phương cạnh tranh thành công và đạt được lợi thế cạnh tranh với các đối thủ toàn cầu trong một số ngành công nghiệp. Điều này gợi mở cơ hội cho các doanh nghiệp có thể tận dụng làn sóng kỹ thuật số bằng cách tập trung vào việc chuyển đổi công nghệ để cải thiện trải nghiệm của khách hàng về các sản phẩm của họ, điều chỉnh lại khả năng nội bộ để thích ứng với thị trường kỹ thuật số.
Cũng theo báo cáo, thương mại điện tử của ASEAN sẽ đạt 10,9 tỷ USD trong tổng giá trị hàng hóa vào năm 2017, gần gấp đôi năm 2015. Cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa Grab, Uber và Go-Jek tại thị trường Đông Nam Á được dự kiến sẽ tăng doanh số từ 5,1 tỷ USD năm 2015 lên 20,1 tỷ USD vào năm 2025. Trong số 12 tỷ USD vốn đầu tư vào các công ty Internet ở Đông Nam Á từ năm 2016, có 9 tỷ USD từ các công ty khởi nghiệp. Trong đó riêng Singapore, Indonesia và Malaysia tăng 1 tỷ USD. Đã có hơn 7.000 công ty mới thành lập dựa trên nền tảng kỹ thuật số ở ASEAN từ 2015 đến nay. Ví dụ, lĩnh vực thương mại điện tử có Qoo10, Carousell, Amazon và Lazada nằm trong số các trang web mà người Singapore thường sử dụng nhất trong 2 năm qua.
“Điều này cho thấy các nhà đầu tư toàn cầu và khu vực đã ủng hộ các công ty Internet nhiều nhất”, báo cáo cho biết. Sự tăng trưởng này xuất phát từ số lượng lớn người sử dụng điện thoại thông minh. Đông Nam Á sẽ có 330 triệu người dùng Internet tính đến cuối năm 2017, tương đương với quy mô dân số Mỹ; Tính từ năm 2015 đến nay đã tăng 70 triệu người.
Hàng triệu người giao dịch và chơi trò chơi trên các nền tảng điện thoại thông minh cũng là động lực phát triển cho các dịch vụ thanh toán trực tuyến và ngoại tuyến. Theo báo cáo nói trên, ASEAN có khoảng 120 triệu người chơi game di động, chiếm 2 tỷ USD chi tiêu trực tuyến.
Còn theo báo cáo của Bain & CDA Đông Nam Á, mạng xã hội là động lực hàng đầu cho nền kinh tế trực tuyến trong khu vực. Một cuộc khảo sát người tiêu dùng ở 6 thị trường thành viên ASEAN: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Philippines cho thấy có đến 91% người tiêu dùng được hỏi cho biết họ đã từng mua hàng thông qua phương tiện truyền thông xã hội hoặc bị ảnh hưởng bởi nền tảng truyền thông xã hội để mua hàng; con số này ở Singapore là 79%. “Mạng xã hội nhanh chóng trở thành một kênh mạnh mẽ khi người tiêu dùng dựa vào đây để tìm sản phẩm, tương tác với người bán và cuối cùng thực hiện mua hàng”, báo cáo cho biết.
Thị trường trực tuyến cũng giúp các doanh nghiệp địa phương cạnh tranh thành công và đạt được lợi thế cạnh tranh với các đối thủ toàn cầu trong một số ngành công nghiệp. Điều này gợi mở cơ hội cho các doanh nghiệp có thể tận dụng làn sóng kỹ thuật số bằng cách tập trung vào việc chuyển đổi công nghệ để cải thiện trải nghiệm của khách hàng về các sản phẩm của họ, điều chỉnh lại khả năng nội bộ để thích ứng với thị trường kỹ thuật số.