Tổng thống Vladimir Putin và mục tiêu chấn hưng kinh tế

Ông Vladimir Putin vừa tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 4. Kết quả 76,7% cử tri ủng hộ trong cuộc bầu cử tổng thống - cao nhất từ 18 năm qua - càng khẳng định vị trí mạnh mẽ của Tổng thống Putin, người đã vực nước Nga thành cường quốc hàng đầu trên trường quốc tế, bất chấp căng thẳng nảy sinh với phương Tây.
Chấn hưng kinh tế
Trong bài diễn văn hùng hồn, sống động với hình ảnh minh họa, đọc trước Quốc hội Nga vào tháng 3 vừa qua, ông Putin còn khiến thế giới phải tập trung chú ý đến kho vũ khí, trang thiết bị quân sự tối tân của quân đội Nga. Giới quan sát nhận định, chính chiến lược này đã giúp Tổng thống Nga trở thành nhân vật đối trọng trên bàn cờ địa chính trị quốc tế và người dân Nga sống lại niềm tự hào dân tộc. 
Sau 4 năm phục hồi “nước Nga vĩ đại” trên trường quốc tế, Tổng thống Putin đặt mục tiêu chấn hưng kinh tế trong nhiệm kỳ lần thứ 4 này. Chuyên gia Florent Parmentier, giảng dạy tại Đại học Sciences Po tại Paris (Pháp), nhận định ai cũng biết kinh tế Nga phụ thuộc vào năng lượng và nguyên liệu. Tỷ trọng trong lĩnh vực dầu mỏ và khí tự nhiên chiếm gần 30% GDP, các doanh nghiệp năng lượng chiếm gần 50% khoản thu ngân sách tài chính của Chính phủ Nga, giá năng lượng quốc tế trở thành nhân tố mang tính quyết định ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế của Nga. Vì vậy, ông Putin mong muốn thực hiện một số dự án hiện đại hóa nền kinh tế, các vấn đề liên quan đến nạn tham nhũng, ý định phát triển một chương trình kỹ thuật số, cũng như nhu cầu tất yếu trong việc đa dạng nền kinh tế Nga. Thách thức thật sự trong tương lai đối với Tổng thống Nga là phải đa dạng hóa được nền kinh tế, ngoài lợi nhuận từ năng lượng chủ yếu thu được nhờ xuất khẩu. Điều này có nghĩa là Nga cần xuất khẩu những mặt hàng khác, hoặc thay thế xuất khẩu năng lượng bằng hàng hóa xuất khẩu của mỗi vùng.
Tổng thống Vladimir Putin và mục tiêu chấn hưng kinh tế ảnh 1 Tổng thống Nga Vladimir Putin trong ngày nhậm chức
Theo chuyên gia Florent Parmentier, trong bối cảnh này, Tổng thống Putin muốn tìm kiếm những người thân tín mà ông có thể dựa vào để triển khai chính sách của mình. Điều này cũng giải thích nhu cầu cần đến những người biết rõ bộ máy hành chính. Vì vậy, Thủ tướng Dmitri Medvedev trở thành nhân vật không thể thiếu được trong tình hình hiện nay của Nga. Trong khi đó, Giám đốc Viện Quan sát Pháp - Nga tại Mátxcơva (Nga) Arnaud Dubien, cho biết thêm việc tái bổ nhiệm Thủ tướng Medvedev sẽ kéo theo quá trình thay đổi thành phần ở cấp thấp hơn, hàng thứ trưởng, thậm chí cả trong chính phủ và tầng lớp lãnh đạo các tập đoàn nhà nước đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế Nga.
Trong vòng 6 năm tới, Thủ tướng Medvedev sẽ là người thi hành sắc lệnh “giảm nghèo, cải thiện chất lượng sống, thịnh vượng, an ninh”, kể cả tăng tuổi thọ lên 78 tuổi vào năm 2024, thay vì 72 tuổi như hiện nay”. Đây là một số mục tiêu trọng tâm trong chính sách mới, được Tổng thống Nga ban hành ngay sau khi nhậm chức. Có lẽ vì vậy, Tổng thống Putin tuyên bố, giảm ngân sách quốc phòng Nga trong năm 2018-2019 và khẳng định không chạy đua vũ trang.
Như để chứng minh tinh hoa của nền công nghiệp Nga, lần đầu tiên, ông Putin đến lễ nhậm chức bằng xe Limousine Aurus do Viện Nghiên cứu khoa học và xe hơi Trung ương Nga sản xuất. Chiếc xe sơn đen dài hơn 6m, được bán với giá tương đương 1 chiếc Bentley hay Rolls-Royce. 
Thoát vòng kiềm tỏa
Sự phát triển của Nga có một đặc điểm đáng chú ý là mỗi khi môi trường bên ngoài khá tồi tệ, sức mạnh quy tụ trong nước Nga được phát triển nhanh chóng. Năm 1853, sau cuộc chiến tranh Crimea bị Anh, Pháp công kích, nước Nga bắt đầu cải cách chế độ nông nô, đi lên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa, nhanh chóng trở thành một trong những cường quốc của châu Âu; Liên Xô vừa mới thành lập, trong sự bao vây phong tỏa của chủ nghĩa đế quốc, thành tích đạt được trong một vài kế hoạch 5 năm ngắn ngủi khiến cả thế giới chú ý; trong bối cảnh Liên Xô - Mỹ đối đầu thời chiến tranh lạnh, Liên Xô cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực.
Nay, do vấn đề Crimea, Mỹ và châu Âu tiếp tục thực thi các biện pháp trừng phạt Nga; do vụ điệp viên hai mang Sergei Skripal bị đầu độc, nước Anh đã ra tối hậu thư đối với Nga và một lần nữa, Mátxcơva phải đối mặt với môi trường quốc tế gay gắt. Câu hỏi được nhiều người quan tâm hiện nay là Tổng thống Putin có thể dẫn dắt nước Nga một lần nữa lập kỳ tích lịch sử hay không? Tạp chí Người quan sát của Trung Quốc nhận định, lần này không giống với bất kỳ lần nào trong lịch sử. Tổng thống Nga Putin phải giải quyết vấn đề môi trường quốc tế khi phát triển kinh tế phải đối mặt. Những năm gần đây, các địa phương của Nga cũng tích cực áp dụng biện pháp kêu gọi đầu tư, thành lập 28 đặc khu kinh tế... cho thấy, Nga nỗ lực muốn phát triển kinh tế.
Tổng thống Vladimir Putin và mục tiêu chấn hưng kinh tế ảnh 2 Người dân Nga yêu quý, đặt niềm tin vào Tổng thống Vladimir Putin
 Theo chỉ số kinh doanh toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2016, Nga đứng vị trí thứ 40, năm 2017 đứng vị trí thứ 35, đứng đầu các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi). Nhưng do nhiều nguyên nhân, nhiều đặc khu kinh tế bị ngừng hoạt động, khu công nghiệp Skolkovo từ trung tâm công nghệ và sáng tạo biến thành dự án bất động sản, cảng tự do Vladivosto phát triển chậm chạp. Trong 6 năm tới, làm thế nào để tiếp tục cải thiện môi trường và thu hút đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển, bên cạnh việc duy trì chính trị ổn định, từng bước nâng cao và cải thiện mức sống của người dân sẽ là nhiệm vụ hàng đầu của ông Putin. 
Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, quan hệ giữa phương Tây và Nga có thể sẽ xấu đi hơn nữa, trong thời gian khá dài khó có thể được hòa dịu, sự phát triển của nền kinh tế Nga cần không gian quốc tế rộng lớn, chính sách “hướng Đông” của Nga sẽ được mở rộng và phát triển hơn nữa, mong muốn và nhu cầu thực tế trong hợp tác kinh tế phát triển của Nga với các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ ngày càng cấp bách trong vòng 6 năm tới. 
Sức mạnh ngoại giao
Trong cuộc đọ sức ngoại giao với châu Âu và Mỹ, Tổng thống Putin đã nhận được sự khâm phục và ca ngợi của nhiều người qua các sự kiện từ Crimea đến Syria và cả vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên. Sau khi Liên Xô tan rã, nhiều nhà ngoại giao của châu Âu và Mỹ từng nhiều lần ngạo mạn cho rằng “nước Nga không còn quan trọng” trong cuộc đọ sức nước lớn. Nhưng trong cuộc đọ sức chiến lược hết lần này đến lần khác với châu Âu và Mỹ, Tổng thống Putin liên tiếp chiếm thế thượng phong. 
Tuy nhiên, những thắng lợi ngoại giao của Tổng thống Nga lại dẫn đến sự lo ngại, cảnh giác, ác cảm, ngăn chặn thậm chí thù địch ngày càng sâu sắc của phương Tây. Từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây kể từ sau cuộc khủng hoảng Ukraine và tối hậu thư của Anh sau vụ điệp viên hai mang bị đầu độc, có thể thấy rằng, môi trường sinh sống và phát triển ở Nga ngày càng xấu đi. 6 năm tới, vấn đề ngoại giao quan trọng mà Tổng thống Putin phải đối mặt chính là làm thế nào để cải thiện môi trường sinh sống và phát triển của Nga trước các biện pháp trừng phạt và sức ép nặng nề của phương Tây.  
Sau 2 năm suy thoái, Nga đã lấy lại được đà tăng trưởng vào năm 2017. Năm 2013, khi giá dầu ở mức hơn 100 USD/thùng, tăng trưởng kinh tế của Nga chỉ dừng ở mức 1,3%. Đến năm 2017, dù giá dầu đã xuống quanh mốc 50 USD/thùng nhưng tăng trưởng GDP của nước này vẫn giữ gần 2%. Bảng xếp hạng về môi trường kinh doanh của Ngân hàng thế giới cũng cho thấy, Nga đang có sự tiến bộ vượt bậc, từ thứ hạng 120 năm 2012 lên 35 năm 2017. Thậm chí, Nga vượt qua Mỹ về đăng ký mở doanh nghiệp cũng như chế tài thực hiện hợp đồng...
Do kinh tế Nga ít nhiều bị ảnh hưởng, các khoản chi quốc phòng bị cắt giảm mỗi năm. Theo số liệu công khai, ngân sách quốc phòng của Mỹ năm 2017 là 582,7 tỷ USD, ngân sách quốc phòng của Nga khoảng 49,1 tỷ USD. Xét về quy mô ngân sách quốc phòng, trong số các nước trên thế giới, Nga không chỉ xếp sau Mỹ, Trung Quốc, mà còn xếp sau Ấn Độ, Saudi Arabia. Nga dùng khoản chi quốc phòng bằng khoảng gần 1/10 ngân sách quốc phòng của Mỹ để đối đầu với Mỹ, thậm chí NATO, thậm chí đối đầu gay gắt trong vấn đề điểm nóng, chiếm thế thượng phong mọi mặt trong vấn đề ngoại giao, tìm cách cân bằng về mặt chiến lược toàn cầu, chứng tỏ sự lớn mạnh về truyền thống ngoại giao và sự thông thạo về kỹ xảo ngoại giao của Nga với tư cách là nước lớn, nhưng cũng có sự mất mát và lúng túng khi ứng phó khó khăn. 
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ quân sự mới, làm thế nào để xử lý tốt hơn mối quan hệ với các nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ, bảo vệ và giữ gìn an ninh quốc gia một cách tốt hơn cũng sẽ là vấn đề mà Tổng thống Putin cần phải suy tính. Giới quan sát cho rằng, 6 năm tới, Tổng thống Nga sẽ đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp. Đây sẽ là giai đoạn đặc biệt thử thách bản lĩnh, trí tuệ và năng lực của ông Putin và Chính phủ Nga.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Nở rộ nhiều vật liệu xây dựng thân thiện môi trường

Nở rộ nhiều vật liệu xây dựng thân thiện môi trường

Trong ngành xây dựng thế giới, hiện các xu hướng như nhà tiền chế, lắp ghép và sử dụng robot, thực tế ảo tăng cường (AR), in 3D, phần mềm mô phỏng… đều được áp dụng để tối ưu hóa các quy trình, cho phép các kiến trúc sư và nhà thiết kế kiểm soát được toàn bộ công trình một cách trực quan.

Giảm tác động của công nghệ số đến môi trường

Giảm tác động của công nghệ số đến môi trường

Theo trang mạng The Conversation, nếu như các thiết bị trong lĩnh vực kỹ thuật số trước đây bị xem là thủ phạm chính phát thải khí carbon, thì hiện nay, những ứng dụng, trung tâm dữ liệu, với sự phát triển của làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh, cũng là thủ phạm quan trọng không kém.

“Vòm sắt cho nước Mỹ”: Châm ngòi cuộc chạy đua vũ trang?

“Vòm sắt cho nước Mỹ”: Châm ngòi cuộc chạy đua vũ trang?

Cuối tháng 1, Tổng thống Mỹ Donald Trump ra sắc lệnh yêu cầu Lầu Năm Góc lập kế hoạch xây dựng một lá chắn tên lửa “made in USA”, mà ông gọi là Vòm sắt cho nước Mỹ (American Iron Dome). Mục đích để bảo vệ lãnh thổ Mỹ khỏi những mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo, tên lửa siêu thanh, tên lửa hành trình cũng như các cuộc tấn công trên không bằng công nghệ cao khác.

Sự kiện an ninh đặc biệt quốc gia

Sự kiện an ninh đặc biệt quốc gia

Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump diễn ra tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ trưa 20-1 giờ địa phương (rạng sáng ngày 21-1 giờ Việt Nam). Buổi lễ được chỉ định là Sự kiện An ninh đặc biệt quốc gia, đồng nghĩa với việc Cơ quan Mật vụ Mỹ (USSS) chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo an ninh.

Quyết định của Meta và tỷ phú Mark Zuckerberg bị chỉ trích mạnh mẽ. Ảnh: GETTY IMAGES

Phản ứng mạnh trước quyết định “né trách nhiệm” của Meta

Tập đoàn Meta, công ty mẹ của Facebook, vừa qua thông báo chấm dứt chương trình kiểm chứng thông tin của bên thứ ba (phát hiện tin giả) có từ năm 2016, đối với các nội dung trên các nền tảng thuộc sở hữu của Meta, trước mắt tại Mỹ. Quyết định của Meta đã bị chỉ trích mạnh mẽ.

Chính sách dầu khí mới của Mỹ gặp nhiều thách thức

Chính sách dầu khí mới của Mỹ gặp nhiều thách thức

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump là người ủng hộ “giải phóng năng lượng của Mỹ”, cụ thể là dầu mỏ, thứ mà ông thường gọi là “vàng lỏng”. Tuy nhiên, chính sách này có thể gặp nhiều rào cản từ đồng minh và ngay bên trong nước Mỹ.

Nhà máy điện hạt nhân tại Pháp. Ảnh: Jean-Marie HOSATTE/Gamma-Rapho

Điện hạt nhân hồi sinh - Những chuyển động mới

Sau sự cố hạt nhân tại Nhà máy điện Fukushima số 1 trong thảm họa kép động đất - sóng thần tại Nhật Bản năm 2011, nhiều nước châu Âu đã quyết định từ bỏ năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, trước mục tiêu phải giảm 55% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030, nhiều quốc gia đang muốn đảo ngược xu thế.

Đường sắt tốc độ cao - Dấu mốc cho sự phát triển ở châu Á: Bài học từ Trung Quốc: Đi sau về trước

Đường sắt tốc độ cao - Dấu mốc cho sự phát triển ở châu Á: Bài học từ Trung Quốc: Đi sau về trước

Kể từ khi đoàn tàu cao tốc CRH do Trung Quốc sản xuất vận hành thử nghiệm năm 2007, ngành đường sắt Trung Quốc bước vào thời đại tàu cao tốc mới. Đến nay, nước này đã xây dựng được hơn 46.000km đường sắt cao tốc, chiếm hơn 70% tổng số chiều dài đường sắt cao tốc của thế giới.

Từ doanh nhân đến ông chủ Nhà Trắng

Từ doanh nhân đến ông chủ Nhà Trắng

Ông Donald Trump sinh ngày 14-6-1946 tại TP New York, bang New York, Mỹ. Ông là tổng thống thứ 45 (2017-2021) và sẽ chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ vào ngày 20-1-2025.

“Kẻ thua cuộc” lớn nhất ở Trung Đông

“Kẻ thua cuộc” lớn nhất ở Trung Đông

Quy mô tàn phá khủng khiếp của cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử Gaza đã khiến 2,4 triệu người dân Palestine phải đối mặt với những thách thức nghèo đói và tái thiết. Không ngoại lệ, nền kinh tế Israel cũng bên bờ vực suy thoái.

Dự án đường sắt tại Tanzania vay vốn từ IDA. Ảnh: RAILWAYPRO

Giảm nợ, tăng ưu đãi, cùng phát triển

Vấn đề giảm nợ cho các nền kinh tế đang phát triển ngày càng trở nên cấp bách trong bối cảnh nợ nước ngoài đang đe dọa xóa sổ những thành quả phát triển chung. Đây cũng là đề tài nóng tại các cuộc họp của Liên hợp quốc, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20).

Ấn Độ chấn chỉnh nạn gian lận thi cử

Ấn Độ chấn chỉnh nạn gian lận thi cử

Ấn Độ đã phải đối mặt với nạn gian lận trong các kỳ thi tuyển sinh đại học và tuyển dụng việc làm kéo dài nhiều năm. Số lượng lớn thí sinh cạnh tranh trong một số ít chỉ tiêu tuyển sinh tạo ra cơ hội béo bở cho tình trạng gian lận thi cử.

Công nhân ngành kim cương Ấn Độ

Ngành công nghiệp kim cương Ấn Độ gặp khó

Công nhân tại “thành phố kim cương” Surat của Ấn Độ đang phải chịu đựng cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và kéo dài do các yếu tố địa chính trị và khí hậu gây ra.

Phương Tây “giúp” Trung Quốc phát triển công nghệ cao?

Phương Tây “giúp” Trung Quốc phát triển công nghệ cao?

Theo nghiên cứu của chuyên gia Mathilde Velliet, chuyên về các công nghệ mới, chính sách công nghệ của Mỹ và Trung Quốc tại Viện Quan hệ quốc tế Pháp (IFRI), các dự án đầu tư chồng chéo vào Trung Quốc, Mỹ và châu Âu dường như đã giúp chính đối thủ của mình phát triển mạnh mẽ lĩnh vực công nghệ cao.

Sự chia rẽ sau những vụ ám sát trên chính trường Mỹ

Sự chia rẽ sau những vụ ám sát trên chính trường Mỹ

Kể từ thế kỷ 19 đến nay, lịch sử chính trị của Mỹ không thiếu những vụ ám sát tổng thống và ứng viên tổng thống. Theo Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ, đã có ít nhất 15 vụ tấn công trực tiếp nhằm vào tổng thống, tổng thống đắc cử và ứng cử viên tổng thống Mỹ, trong đó có 5 vụ gây tử vong. Dưới đây là một số vụ làm dậy sóng chính trường Mỹ.

Thực tế ảo tăng cường trợ giúp các nhà thiết kế. Ảnh: EURONEWS

Những công nghệ giải quyết thách thức mới

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố trong báo cáo thường niên Top 10 công nghệ mới nổi kết hợp với nhà xuất bản nghiên cứu Frontiers, dựa trên những hiểu biết sâu sắc từ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và nhà tương lai học toàn cầu.

Hơn 100 thành phố tiên phong giảm phát thải ròng

Hơn 100 thành phố tiên phong giảm phát thải ròng

Ủy ban châu Âu vừa thực hiện một bước quan trọng trong việc đẩy nhanh hành động về khí hậu bằng cách ra mắt Trung tâm vốn cho thành phố khí hậu, với sự tham gia của 112 thành phố. Mục tiêu nhằm đưa phát thải ròng khí gây hiệu ứng nhà kính về 0 vào năm 2050.

Làn đường dành cho xe đạp được mở rộng ở Paris. Ảnh: EURONEWS

Paris tăng tốc chuyển đổi giao thông bền vững

Paris là nguồn cảm hứng cho các thành phố lớn trên thế giới khi đã giảm lưu lượng ô tô ở khu vực trung tâm (Ile de France) từ tỷ trọng phương tiện là 12,8% năm 2010 xuống còn 6% vào năm 2020.