Ông Tuấn cũng cho biết, hiện độ phủ của thông tin tín dụng tại Việt Nam còn hẹp. Chính vì vậy các tổ chức tín dụng gặp nhiều tủi ro khi cho vay.
Theo ông Tuấn, phân tích số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố chỉ có 51% dân số trưởng thành của Việt Nam có hồ sơ thông tin tín dụng. So với các nước phát triển trên thế giới có độ phủ thông tin tín dụng xấp xỉ 100% dân số trưởng thành thì mức 51% của Việt Nam còn khá thấp.
Hiện nay, điều kiện đầu tiên để tổ chức tín dụng cho vay ra là phải có thông tin về khách hàng khi tra cứu ở CIC. Một người, tổ chức có tài sản thế chấp, ngân hàng có thể cho họ vay sau khi thẩm định. Nhưng ngân hàng chỉ chuyển từ cho vay thế chấp sang cho vay tín chấp khi có thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng.
Theo dự liệu tại CIC, đầu năm 2017 có 31,5 triệu khách hàng có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng nhưng hiện đã tăng lên trên 34 triệu khách hàng. Trong đó, có 33,4 triệu khách hàng cá nhân và trên 700.000 khách hàng doanh nghiệp.
Đối với nhóm 5 công ty tài chính cho vay tiêu dùng có số lượng khách hàng vay lớn, chiếm 3% tổng dư nợ và số còn dư nợ là 47% có món vay nhỏ, dư nợ cho vay bình quân 12 triệu đồng/khoản vay, thấp hơn nhiều so với dư nợ cho vay bình quân của nhóm 5 ngân hàng thương mại là 286 triệu đồng/khoản vay và chiếm 17% tổng dư nợ.
Đáng lưu ý, có những công ty tài chính phải điều chỉnh thông tin tín dụng của khách hàng trung bình gần 100 lần/tháng. Điều này cho thấy các công ty tài chính cần phải hoàn thiện quy trình về hồ sơ cho vay khách hàng chính xác và đầy đủ hơn, nếu không sẽ gây nhiều rủi ro.