Hiện nay, diện tích đất NNĐT của Bình Dương chiếm khoảng 80% diện tích đất nông nghiệp của toàn tỉnh với 171,7ha, trong đó diện tích cây cảnh và rau thủy canh là 78,7ha; hoa lan 16,2ha; nấm và rau mầm 3,8ha và trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao với 433 hộ. Nếu như trước đây, người dân Bình Dương chỉ nuôi heo, các loại gia cầm thì hiện nay xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi như cá sấu, cá cảnh, ba ba, chim yến, nhím… có hiệu quả cao hơn, thậm chí đã có thể xuất khẩu sang một số nước trong khu vực châu Á.
Những năm qua, tỉnh đã chủ trương giảm mạnh diện tích đất nông nghiệp, nhất là phần diện tích sản xuất kém hiệu quả, năng suất thấp, để chuyển mục đích sử dụng, phát triển mạnh nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đầu tư theo chiều sâu, như xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC); các nhà vườn mẫu đi kèm với hợp đồng sản xuất, cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhất là phải hướng đến xuất khẩu để làm tăng giá trị kinh tế. Đến nay, diện tích đất nông nghiệp của Bình Dương đã giảm khoảng gần 20.000ha so với năm 2010 và đã xuất hiện một số trung tâm NNCNC, nhiều trạm dịch vụ giống và cây trồng, vật nuôi được hình thành, đặc biệt là hoạt động sơ chế, công nghệ sau thu hoạch, đã bắt đầu phát triển cùng với việc nâng cao năng suất để làm tăng giá trị và thương hiệu. Nhiều cơ sở sau khi thu hoạch đã sơ chế và chuyển ngay tới các siêu thị theo một quy trình khép kín, nhanh gọn trong hợp đồng đã được thỏa thuận giữa người sản xuất với nhà phân phối.
Các mô hình NNCNC trên địa bàn tỉnh tiêu biểu như: Khu NNCNC An Thái, với tổng diện tích 411,75ha; Khu NNCNC Tiến Hùng có diện tích 89,95ha; Khu chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao tại 2 xã Tân Hiệp và Phước Sang (huyện Phú Giáo) với diện tích 471ha. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có vùng chăn nuôi tập trung kỹ thuật cao, với tổng đàn gia súc 380.000 con, tổng đàn gia cầm 3,2 triệu con... Tính đến nay, toàn tỉnh đã triển khai được 4 khu NNCNC với diện tích quy hoạch hơn 991ha, tổng vốn đầu tư trên 900 tỷ đồng. Ông Huỳnh Văn Khải, chủ cơ sở sản xuất rau mầm Khải Yến (phường Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một), đã sản xuất theo mô hình NNĐT hơn 3 năm qua với vốn đầu tư ban đầu hơn 1 tỷ đồng hệ thống nước tưới tự động, mái che, giống...
Nhờ ứng dụng tốt các quy trình kỹ thuật mà hiện nay cơ sở sản xuất rau mầm của ông Khải luôn phát triển ổn định với thu nhập mỗi năm hơn 500 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động. Bà Nguyễn Thị Hoa (phường Hưng Định, thị xã Thuận An) đầu tư vốn và kỹ thuật trồng các loại cây đặc sản như mãng cầu, mít, chôm chôm, cam, bưởi… trên diện tích khoảng 2.000m2, khi đến mùa thu hoạch thì chủ yếu cung cấp cho các siêu thị tại TPHCM và Hà Nội với thu nhập mỗi năm gần 700 triệu đồng, kết hợp với bán tại vườn cho khách tham quan, tổng thu nhập của gia đình mỗi năm không dưới 800 triệu đồng.
Theo ông Phạm Văn Bông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Dương, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 đạt khoảng 3.783 tỷ đồng; giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất trồng trọt đạt 98 triệu đồng; giá trị sản phẩm thu được trên 1ha mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 1,6 tỷ đồng; đã phát triển nhanh về số lượng cơ sở và quy mô diện tích; nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi, tỷ lệ sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao đạt 80%-100%, sẽ mở ra triển vọng mới cho ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương.
Những năm qua, tỉnh đã chủ trương giảm mạnh diện tích đất nông nghiệp, nhất là phần diện tích sản xuất kém hiệu quả, năng suất thấp, để chuyển mục đích sử dụng, phát triển mạnh nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đầu tư theo chiều sâu, như xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC); các nhà vườn mẫu đi kèm với hợp đồng sản xuất, cung cấp sản phẩm cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, nhất là phải hướng đến xuất khẩu để làm tăng giá trị kinh tế. Đến nay, diện tích đất nông nghiệp của Bình Dương đã giảm khoảng gần 20.000ha so với năm 2010 và đã xuất hiện một số trung tâm NNCNC, nhiều trạm dịch vụ giống và cây trồng, vật nuôi được hình thành, đặc biệt là hoạt động sơ chế, công nghệ sau thu hoạch, đã bắt đầu phát triển cùng với việc nâng cao năng suất để làm tăng giá trị và thương hiệu. Nhiều cơ sở sau khi thu hoạch đã sơ chế và chuyển ngay tới các siêu thị theo một quy trình khép kín, nhanh gọn trong hợp đồng đã được thỏa thuận giữa người sản xuất với nhà phân phối.
Các mô hình NNCNC trên địa bàn tỉnh tiêu biểu như: Khu NNCNC An Thái, với tổng diện tích 411,75ha; Khu NNCNC Tiến Hùng có diện tích 89,95ha; Khu chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao tại 2 xã Tân Hiệp và Phước Sang (huyện Phú Giáo) với diện tích 471ha. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có vùng chăn nuôi tập trung kỹ thuật cao, với tổng đàn gia súc 380.000 con, tổng đàn gia cầm 3,2 triệu con... Tính đến nay, toàn tỉnh đã triển khai được 4 khu NNCNC với diện tích quy hoạch hơn 991ha, tổng vốn đầu tư trên 900 tỷ đồng. Ông Huỳnh Văn Khải, chủ cơ sở sản xuất rau mầm Khải Yến (phường Chánh Nghĩa, TP Thủ Dầu Một), đã sản xuất theo mô hình NNĐT hơn 3 năm qua với vốn đầu tư ban đầu hơn 1 tỷ đồng hệ thống nước tưới tự động, mái che, giống...
Nhờ ứng dụng tốt các quy trình kỹ thuật mà hiện nay cơ sở sản xuất rau mầm của ông Khải luôn phát triển ổn định với thu nhập mỗi năm hơn 500 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động. Bà Nguyễn Thị Hoa (phường Hưng Định, thị xã Thuận An) đầu tư vốn và kỹ thuật trồng các loại cây đặc sản như mãng cầu, mít, chôm chôm, cam, bưởi… trên diện tích khoảng 2.000m2, khi đến mùa thu hoạch thì chủ yếu cung cấp cho các siêu thị tại TPHCM và Hà Nội với thu nhập mỗi năm gần 700 triệu đồng, kết hợp với bán tại vườn cho khách tham quan, tổng thu nhập của gia đình mỗi năm không dưới 800 triệu đồng.
Theo ông Phạm Văn Bông, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Dương, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 đạt khoảng 3.783 tỷ đồng; giá trị sản phẩm thu được trên 1ha đất trồng trọt đạt 98 triệu đồng; giá trị sản phẩm thu được trên 1ha mặt nước nuôi trồng thủy sản đạt 1,6 tỷ đồng; đã phát triển nhanh về số lượng cơ sở và quy mô diện tích; nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi, tỷ lệ sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao đạt 80%-100%, sẽ mở ra triển vọng mới cho ngành nông nghiệp tỉnh Bình Dương.
Trong chiến lược phát triển NNĐT, tỉnh Bình Dương đã quy hoạch và thông qua đề án “Phát triển nông nghiệp đô thị vùng phía Nam tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020” nhằm phát triển nhiều loại hình, chuỗi giá trị một cách bền vững trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao, mục đích nhằm tiếp tục đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các loại hình sản xuất NNĐT, kết hợp nông nghiệp truyền thống với NNCNC; sản phẩm sản xuất ra phải theo hướng an toàn, áp dụng quy trình VietGAP, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và mức độ an toàn của sản phẩm.