Theo đó, việc xây dựng Cơ sở dữ liệu người dân hình thành Kho dữ liệu dùng chung nhằm phục vụ: Dịch vụ công: giảm bớt giấy tờ; Cung cấp ứng dụng liên quan đối tượng người dân hiệu quả; Hỗ trợ các quận, huyện quản lý địa bàn dân cư.
Các mốc thời gian xây dựng Cơ sở dữ liệu người dân
Bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở TT-TT TPHCM nhấn mạnh: Mốc thời gian và phương án thực hiện xây dựng Cơ sở dữ liệu người dân rất quan trọng. Qua đây phải đảm bảo chính xác để phục vụ công tác quản lý, dự báo, nghiên cứu. Đặc biệt phải có sự tương tác với người dân, để người dân thấy rõ sự cần thiết, tiện lợi khi dữ liệu của người nhân được số hóa, được thể hiện rõ khi ứng dụng vào các dịch vụ như y tế, giáo dục…
Để có Cơ sở dữ liệu người dân, vai trò của quận, huyện rất quan trọng
Với phương án này, quận, huyện là đơn vị tham gia trực tiếp nên rất cần UBND quận, huyện tổ chức triển khai theo các lộ trình: Số hóa phiếu thu thập thông tin dân cư hoàn thành trước tháng 3-2019; Số hóa sổ hộ tịch hoàn thành trước tháng 10-2019… Sở TT-TT sẽ phối hợp Sở Tài chính, Công an Thành phố; Sở Tư pháp nghiệm thu với UBND quận, huyện các kết quả thực hiện.
Truy cập thông tin dùng chung sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tăng độ chính xác
“Để thực hiện chính xác và đúng tiến độ khi xây dựng Cơ sở dữ liệu người dân, hàng tháng, các đơn vị báo cáo tiến độ thực hiện về Sở TT-TT để kịp thời phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Tất cả cần đồng bộ và thống nhất”, bà Trinh nhấn mạnh.