ĐBSCL: Khẩn trương ứng phó với sạt lở, triều cường

(SGGP).– Chiều 18-10, ông Phạm Hồng Văn, Phó Chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết, liên tục những ngày qua triều cường dâng cao đã phá vỡ hàng loạt tuyến đê bao của huyện. Theo thống kê mới nhất từ ngày 15 đến 18-10, triều cường làm vỡ tổng cộng 106 đoạn đê trong toàn huyện. Nặng nhất là xã Đại Ân 1 bị vỡ 33 đoạn đê; xã An Thạnh Đông bị vỡ 14 đoạn đê; xã An Thạnh 2 bị vỡ 12 đoạn đê… ước tính có khoảng 1.200ha mía bị nhấn chìm trong nước.

(SGGP).– Chiều 18-10, ông Phạm Hồng Văn, Phó Chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) cho biết, liên tục những ngày qua triều cường dâng cao đã phá vỡ hàng loạt tuyến đê bao của huyện. Theo thống kê mới nhất từ ngày 15 đến 18-10, triều cường làm vỡ tổng cộng 106 đoạn đê trong toàn huyện. Nặng nhất là xã Đại Ân 1 bị vỡ 33 đoạn đê; xã An Thạnh Đông bị vỡ 14 đoạn đê; xã An Thạnh 2 bị vỡ 12 đoạn đê… ước tính có khoảng 1.200ha mía bị nhấn chìm trong nước.

Bên cạnh đó, nhiều diện tích hoa màu như khoai lang, củ sắn, môn… bị nước cuốn trôi. Hiện ngành chức năng huyện đã huy động máy móc khẩn trương gia cố các đoạn bị vỡ. Tuy nhiên, nhiều đoạn bị vỡ quá lớn từ 10m trở lên khiến việc gia cố rất khó khăn.

Tại Bạc Liêu, ông Lai Thanh Ẩn, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh cho biết, đỉnh triều cường vào sáng 18-10 đạt mức 2,23m, được xem là mức cao kỷ lục trong nhiều năm qua. Mức nước lên cao đã gây ngập sâu trên diện rộng và ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của nhiều hộ dân ở khu vực Nam quốc lộ 1A. Tại các tuyến đường ở TP Bạc Liêu như Hoàng Văn Thụ, Võ Thị Sáu, Hà Huy Tập, Cao Văn Lầu, Bạch Đằng… bị ngập sâu từ 5 - 10cm. Tại các huyện Hòa Bình, Đông Hải, Vĩnh Lợi, Giá Rai… nhiều tuyến đường bị ngập khiến việc đi lại của người dân rất khó khăn.

Đáng lo ngại là gần 2.270ha nuôi thủy sản ở huyện Đông Hải bị ảnh hưởng, trong đó 27ha bị thiệt hại 60% - 70%; hơn 300 căn nhà và 3 điểm trường ở huyện Đông Hải bị ngập. Ban Chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh chủ động triển khai một số giải pháp ứng phó. Theo đó, kiểm tra và gia cố bờ bao ngăn nước tràn vào; tuyên truyền người dân theo dõi chặt mực nước để bảo vệ các ao tôm, cá, ruộng muối...

Thông tin rộng rãi về diễn biến đợt triều cường, ngày, giờ đỉnh triều xuất hiện để mọi người cùng ứng phó…

Tại TP Cần Thơ, các tuyến đường như đại lộ Hòa Bình, Quang Trung, Phan Đình Phùng, Mậu Thân, Lý Tự Trọng, Trần Văn Khéo… tiếp tục ngập sâu vào sáng sớm và chiều tối. Một số nơi xảy ra kẹt xe cục bộ khiến việc đi lại khó khăn. Mực nước tại Cần Thơ trong ngày đạt mức 2,08m trên báo động 3 là 0,18m.

Ông Võ Văn Chính, Chủ tịch UBND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) cho biết đã chỉ đạo các ngành liên quan theo dõi chặt diễn biến triều, đồng thời vừa đi kiểm tra hệ thống đê bao ở các cồn trong quận, về cơ bản vẫn an toàn. Đợt triều cường này xuất hiện lúc sáng sớm và chiều tối nên việc mua bán của người dân không ảnh hưởng lớn. Về lâu dài, quận Ninh Kiều “chờ” khi nào dự án nâng cấp đô thị chống ngập của TP Cần Thơ triển khai mới hạn chế được triều cường tràn vào nội ô TP Cần Thơ.

Theo Ban Chỉ huy PCLB-TKCN tỉnh Đồng Tháp, việc khắc phục vụ sạt lở vừa xảy ra ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự cơ bản đã xong. Tuy nhiên, mối lo hiện nay là nguy cơ sạt lở tiếp tục lan rộng ở 10 huyện, thị, thành phố. Nguy hiểm nhất là các xã Long Thuận, Long Khánh A, Phú Thuận B (huyện Hồng Ngự); phường An Lạc (thị xã Hồng Ngự); xã Tân Bình, Tân Quới (huyện Thanh Bình); xã Tân Thuận Đông (thành phố Cao Lãnh); xã Mỹ An Hưng B (huyện Lấp Vò); phường 4 (thị xã Sa Đéc); xã An Hiệp (huyện Châu Thành).

Trước diễn biến thời tiết ngày càng khó lường, Ban Chỉ huy PCLB-TKCN yêu cầu các huyện, thị, theo dõi sát tình hình thiên tai; tăng cường kiểm tra, gia cố đê bao, cống đập, chủ động bơm tiêu úng bảo vệ an toàn lúa thu đông, vườn cây ăn trái; giằng chống nhà cửa và các công trình... hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.

Nhóm PV

Tin cùng chuyên mục