Một bài phát biểu thô kệch

Hội nghị thường niên diễn đàn An ninh châu Á-Thái Bình Dương (Đối thoại Shangri-La) kết thúc ngày 1-6 với nhận định chung của các học giả và diễn giả là chính Trung Quốc gây căng thẳng trên biển Đông với việc đưa giàn khoan Hải Dương-981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Tuy nhiên, các hoạt động của đoàn Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La, trong đó có bài phát biểu của Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung vẫn tỏ thái độ rất ngoan cố.

Hội nghị thường niên diễn đàn An ninh châu Á-Thái Bình Dương (Đối thoại Shangri-La) kết thúc ngày 1-6 với nhận định chung của các học giả và diễn giả là chính Trung Quốc gây căng thẳng trên biển Đông với việc đưa giàn khoan Hải Dương-981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Tuy nhiên, các hoạt động của đoàn Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La, trong đó có bài phát biểu của Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc Vương Quán Trung vẫn tỏ thái độ rất ngoan cố.

Báo Epoch Times, một tờ báo của cộng đồng người Hoa ở Mỹ, cho rằng bài phát biểu của ông Vương dường như không tập trung vào chi tiết những gì mà bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản Jinzo Abe hay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đề cập mà chỉ tập trung vào vào việc phản bác một cách gay gắt và muốn khẳng định vị thế của Trung Quốc. Báo dẫn lời ông Richard D. Fisher, thành viên cấp cao về quân sự Đông Á tại Trung tâm chiến lược và đánh giá quốc tế nói: “Nhiệm vụ của tướng Vương là đe dọa Nhật Bản và Mỹ khi họ bảo vệ lợi ích của họ bằng cách thẳng thừng chối bỏ các cáo buộc cho rằng Trung Quốc gây căng thẳng ở biển Đông và Hoa Đông”. Cũng theo ông Fisher, sự chối bỏ vai trò của các cường quốc trong căng thẳng ở biển Đông là một tiến trình của Bắc Kinh nhằm chống lại sự phán xét của quốc tế (trong đó có vụ kiện của Philippines lên tòa án quốc tế). Kết quả lý tưởng nhất cho quyền lợi của Trung Quốc, theo ông Fisher, là các nhà hoạch định chính sách ở các nước châu Á có thể nhượng bộ trước sự hung hăng của Trung Quốc. Điều này cho phép quân đội Trung Quốc biến biển Đông thành “ao nhà” của họ. Trung Quốc sẽ hưởng nhiều lợi thế về quân sự khi khóa chặt Nhật Bản và Mỹ không cho họ tham gia vào giải quyết những căng thẳng trên biển Đông. “Nếu Trung Quốc cứ đơn giản la toáng lên để các nước từ bỏ quyền lợi của họ thì họ đang làm điều đấy”, ông Fisher khẳng định và thêm rằng chiến lược này có thành công hay không lại là chuyện khác.

Các nhà phân tích đã mô tả chiến thuật của Trung Quốc là tạo “thực địa” và “chẻ nhỏ bó đũa” khi đề cập đến cách thức mà các tàu hàng hải của Trung Quốc đã đâm vào tàu của các nước khác, tịch thu cá, hành xử thô bạo với ngư dân các nước trong khu vực biển Đông như thể biển Đông đã thuộc về Trung Quốc. Nhà phân tích Fisher cho rằng, chiến lược này của Trung Quốc có nhiều rủi ro và có thể nhận lãnh hậu quả, đó là càng thôi thúc Mỹ và Nhật Bản tập trung các nước nhỏ lại với nhau cùng hành động.

Tạp chí The Economist nhận định rằng: bài phát biểu của ông Vương thật sự nghèo nàn, thô kệch và có tính chất như trẻ con khi cho rằng Trung Quốc không phải là nước khiêu khích mà chính các nước cáo buộc họ mới là những nước khiêu khích. The Economist cũng cho rằng ông Vương Quán Trung không thể giải thích hợp lý yêu sách “đường chín đoạn” do Trung Quốc tự dựng lên. Ông chỉ viện dẫn chung chung lịch sử mà không dựa trên bất kỳ một cơ sở pháp lý quốc tế nào.

Trung Quốc luôn tự cho mình là đất nước đang trỗi dậy trong hòa bình nhưng những việc làm của họ đã chứng minh ngược lại. Điều đó đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định, nhất là sau các sự kiện như đặt giàn khoan Hải Dương-981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đâm chìm tàu cá và đâm thủng tàu của cảnh sát biển Việt Nam, ngăn chặn Philippines tiếp cận các bãi cạn ở biển Đông, đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông…

THỤY VŨ

>> Bế mạc Đối thoại Shangri-La 2014: Khẳng định Trung Quốc gây căng thẳng trong khu vực

Tin cùng chuyên mục