Các nền kinh tế mới nổi đương đầu với suy thoái toàn cầu

Từ châu Á đến châu Mỹ La tinh, các nền kinh tế mới nổi đang chuẩn bị đối phó với một cuộc suy thoái toàn cầu, cho thấy mối quan tâm sâu sắc về những gì đang xảy ra tại các nước phát triển.
Các nền kinh tế mới nổi đương đầu với suy thoái toàn cầu

Từ châu Á đến châu Mỹ La tinh, các nền kinh tế mới nổi đang chuẩn bị đối phó với một cuộc suy thoái toàn cầu, cho thấy mối quan tâm sâu sắc về những gì đang xảy ra tại các nước phát triển.

Chính sách tiền tệ đang đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi.

Chính sách tiền tệ đang đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi.

Trong khi các ngân hàng trung ương ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đang vất vả tìm cách vực dậy nền kinh tế yếu kém của họ, những nền kinh tế mới nổi đang tìm về cách cũ. Ngày 11-10, Ngân hàng Trung ương Indonesia trở thành nước mới nhất bất ngờ cắt giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng, sau một động thái tương tự của Brazil. Mexico dự kiến sẽ theo chân với quyết định cắt giảm lãi suất tương tự - một lựa chọn không dễ đối với nhiều nền kinh tế phát triển đã có mức lãi suất gần bằng không. “Cho dù chúng ta thích hay không, suy thoái kinh tế toàn cầu đang ảnh hưởng đến các nước đang phát triển”, Thống đốc Ngân hàng Indonesia Darmin Nasution nói về quyết định của ngân hàng này.

Ba năm trước, năm 2008, khi hoảng loạn lan khắp Mỹ và châu Âu, nhiều thị trường mới nổi tỏ ra thận trọng nhưng tin tưởng rằng thập kỷ của cuộc khủng hoảng sẽ không lặp lại. Khi đó nhiều nền kinh tế mới nổi cho rằng họ đã đủ sức khỏe để tránh bị “cảm lạnh” khi Mỹ hay châu Âu “hắt hơi”. Nhưng gần đây, các định chế tài chính cảnh báo rằng nền kinh tế mới nổi cũng cần thiết tránh các rủi ro và thất bại như các nền kinh tế phát triển. Trong một báo cáo gần đây, IMF cho biết: “Các nền kinh tế mới nổi cần phải thực hiện với tiến độ nhanh hơn các nguyên tắc cơ bản tài chính trước khi các yếu tố rủi ro mang tính chu kỳ hoặc lây lan từ các nền kinh tế tiên tiến ập đến với họ”.

Theo ông John Williamson, một cựu nhân viên Ngân hàng Thế giới, cắt giảm lãi suất khiêm tốn khi lạm phát được giữ trong mức độ kiểm soát là điều nên làm ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, vấn đề khác cần chú ý là tình trạng lạm phát có thể tăng nhanh nếu cắt giảm lãi suất quá mạnh trong thời gian ngắn. Ở Brazil, đã có sự thay đổi dần dần trong chính sách kinh tế vĩ mô kể từ 2004-2005, khi họ chủ động chuyển sang nới lỏng chính sách tài chính và tiền tệ. Điều này dẫn đến khả năng giúp nền kinh tế có khả năng tăng trưởng cao hơn nhiều.

Khánh Minh

Tin cùng chuyên mục