Chiều 26-12, ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng cho biết, ngày 25-12-2017, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2082/QĐ-TTg xếp hạng di tích Thành Điện Hải (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) là di tích quốc gia đặc biệt.
Thành Điện Hải được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc công nhận là di tích quốc gia đặc biệt
Thành Điện Hải là di tích hiếm hoi còn lại từ buổi đầu chống thực dân Pháp xâm lược nước ta giữa thế kỉ XIX, là biểu tượng về lòng yêu nước, đức hy sinh của người dân Đà Nẵng.
Trong một thời gian dài, di tích này bị xâm hại nặng nề, xuống cấp nghiêm trọng. Thấy được giá trị lịch sử to lớn của di tích Thành Điện Hải đối với lịch sử dân tộc, UBND TP Đà Nẵng phê duyệt Quy hoạch tổng thể và giao cho ngành văn hóa quản lý, bảo vệ, nghiên cứu các giải pháp bảo tồn, phục hồi, tôn tạo di tích, nhằm phát huy giá trị của di tích trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, nghiên cứu khoa học, phục vụ khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.
Một đoạn hào, thành Điện Hải
Thành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 12 (1813) gần phía biển để kiểm soát tàu thuyền vào ra và trấn giữ Đà Nẵng. Nhưng lúc bấy giờ, đồn xây dựng với vật liệu kém, lại gần cửa biển nên dễ bị hư hại, vì thế đến năm Minh Mạng thứ 4 (1823), đồn được dời vào trong (chỗ di tích hiện nay) để đảm bảo an toàn, và phân công Thái Tương Nguyễn Văn Thành phụ trách việc xây dựng.
Đồn Điện Hải lần này được xây dựng kiên cố hơn, theo đồ án thiết kế kiểu thành Vauban châu Âu và được xây hoàn toàn bằng gạch, có chu vi 139 trượng (556m), chung quanh có hào sâu 7m, cao 1 trượng 2 thước (gần 5m), có 2 cửa: một cửa hướng về phía đông, nhìn xuống sông Hàn, một cửa hướng về phía nam (cửa chính).
Trong thành có hành cung, kỳ đài, có các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng. Thành hình vuông có 4 góc lồi, được trang bị 30 súng đại bác cỡ lớn. Trong thời kỳ này, Thành Điện Hải là một trong những công trình phòng thủ quan trọng nhất ở Đà Nẵng cùng với đồn An Hải bên kia tả ngạn sông Hàn, kiểm soát tàu thuyền vào ra ở cửa biển Đà Nẵng.
Thành Điện Hải bị lấn chiếm
Ngày 31-8-1858 Liên quân Pháp và Tây Ban Nha do Đô đốc Rigault de Genouilly chỉ huy tiến đánh cửa biển Đà Nẵng. Kế hoạch của địch là nhanh chóng đánh chiếm Đà Nẵng, từ đó làm bàn đạp mở rộng xâm lược ra hai miền Nam Bắc của đất nước, nhưng trước hết là tiến thẳng ra Huế để bắt triều đình đầu hàng. Nhưng ngay từ đầu, chúng đã bị quân và dân ta kháng cự một cách mãnh liệt.
Thành Điện Hải ngay từ buổi đầu đã cùng với các thành lũy khác dọc hai bờ sông Hàn đã tỏ ra là những căn cứ đồn lũy quan trọng, góp phần đánh lui những cuộc tấn công của địch, nhưng về sau, do lực lượng của địch quá mạnh, Thành An Hải, Điện Hải và các thành lũy khác đều rơi vào tay giặc. Quân ta bấy giờ do Nguyễn Tri Phương chỉ huy lui về lập phòng tuyến trước huyện Hòa Vang để ngăn không cho địch vào sâu nội địa, đồng thời vây hãm địch, triệt hạ các con đường tiếp tế lương thực. Địch lâm vào thế bị động, lại thêm phong thổ khí hậu khắc nghiệt, phần lớn quân địch đã chết vì đói, vì bệnh tật, nên cuối cùng thực dân Pháp buộc phải rút khỏi Đà Nẵng vào ngày 23/3/1860, để lại dưới chân núi Sơn Trà một nghĩa địa chôn cất nhiều sĩ quan và binh lính Pháp - Tây Ban Nha.
Sơ đồ Thành Điện Hải do Pháp vẽ
Thành Điện Hải đã trải qua nhiều thăng trầm, nhất là sau khi Đà Nẵng thành nhượng địa của Pháp. Thực dân Pháp đã lấy thành để xây dựng bệnh viên quân y vào năm 1895, nhằm chữa bệnh cho sĩ quan và binh lính. Trong quá trình xây dựng Bệnh viện Quân y, người Pháp đã phá hủy hoàn toàn các kiến trúc cổ bên trong của thành. Năm 1900, tướng Pháp là Borgnis Desdordes (Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương)đã cho bệnh viên xây dựng một nhà Nguyện với chiếc tháp nhọn và cao ở góc trái, phía trước của bệnh viện. Nhà Nguyện này nằm trên góc lồi phía đông bắc của thành, nhưng đến năm 1998 đã bị phá bỏ.
Thành Điện Hải được in trên bưu thiếp những năm đầu thế kỷ XX
Sau năm 1975, Xí nghiệp Dược Trung ương V đã sử dụng Thành làm nhà xưởng chế biến thuốc tân dược. Năm 1988, Thành Điện Hải được công nhận là di tích cấp quốc gia, nhưng di tích vẫn chưa nhận được sự quan tâm bảo tồn, gìn giữ, nên nhiều đoạn tường và hào rãnh phía Bắc và phía Tây Nam đã bị đập phá để mở đường vận chuyển thuốc và xây nhà kho…
Năm 2004, chính quyền thành phố Đà Nẵng quyết định chuyển Xí nghiệp Dược Trung ương V đi nơi khác, rồi cho trùng tu, tôn tạo bước đầu. Đến năm 2007, UBND thành phố đã cho xây dựng Bảo tàng Đà Nẵng trên Thành Điện Hải, đập bỏ các dãy nhà kho của Xí nghiệp Dược Trung ương V. Từ một di tích quan trọng, Thành Điện Hải có nguy cơ trở thành một phế tích…
Từ năm 2016, để bảo tồn, phát huy giá trị của di tích, Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng đã đề nghị lãnh đạo thành phố xem xét lại giá trị lịch sử của Thành Điện Hải, nhằm có giải pháp quản lý bảo vệ di tích có một không hai này.
Đầu năm 2017, lãnh đạo thành phố chủ trương giải tỏa, di dời 80 hộ dân sống xung quanh bờ tường phía Tây, dừng hẳn công trình xây dựng Trung tâm lưu trữ ở phía Bắc, và phê duyệt Luận chứng kinh tế - kỹ thuật trùng tu, tôn tạo và phục hồi thành Điện Hải gồm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (2017 - 2019) là giải phóng mặt bằng, di dời toàn bộ số hộ dân ra khỏi thành Điện Hải, tháo dỡ các yếu tố kiến trúc không nguyên gốc, phục hồi kè, hào như nguyên trạng, xây dựng công viên, cây xanh, bãi đỗ xe… tạo không gian đệm cho di tích.
Giai đoạn 2 (2019 - 2021) là di dời Bảo tàng Đà Nẵng ra khỏi Thành Điện Hải và tiến hành tôn tạo, phục hồi các yếu tố gốc trong khu vực nội thành gồm những công trình đã có ở thành trong lịch sử như nhà kho, kho thuốc súng, kỳ đài, vọng lâu… và nghiên cứu xây dựng không gian tưởng niệm các anh hùng, nghĩa sĩ đã hy sinh, xây dựng các khu phụ trợ phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích.
Danh sách các di tích Thủ tướng Chính phủ ký quyết định xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt trong năm 2017
1. Di tích lịch sử Đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả và huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh).
2. Di tích lịch sử Văn miếu Mao Điền (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương).
3. Di tích lịch sử Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi).
4. Di tích lịch sử Địa điểm Chiến thắng Biên giới năm 1950 (huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng).
5. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Chùa Đọi Sơn (Chùa Long Đọi Sơn) (huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).
6. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Xưa - Chùa Giám - Đền Bia (huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương).
7. Di tích lịch sử Thành Điện Hải (quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng).
8. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Quần thể Hương Sơn (chùa Hương) (huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội).
9. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Hoành Sơn (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
10. Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Chèm (quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội).
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 95 di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 5-4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long cho biết, tỉnh sẽ tổ chức Ngày hội thanh trà, công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam 135 món ăn chế biến có nguyên liệu từ trái thanh trà.
Ngày 4-4, tại Hà Nội, Bộ VH-TT-DL tổ chức hội thảo lấy ý kiến xây dựng Nghị định về khuyến khích phát triển văn học. Đây là một bước quan trọng nhằm tạo dựng hành lang pháp lý hỗ trợ nền văn học Việt Nam phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0.
Sáng 4-4, Công an TP Huế đã tổ chức buổi gặp mặt và thông tin với báo chí về Hội diễn nghệ thuật quần chúng lần thứ III năm 2025, dự kiến diễn ra tại khu vực III, TP Huế.
Sáng 4-4, tại Đường sách TPHCM, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật tổ chương trình giao lưu giới thiệu ấn phẩm Hà Giang - Miền đá nở hoa. Ấn phẩm nằm trong series Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận, mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về văn hóa, cảnh sắc và con người ở mỗi địa phương trên cả nước.
Sự bùng nổ của các cuộc “bóc phốt”, công khai đời tư... khiến mạng xã hội (MXH) ngày càng trở thành một “chiến trường” - khi ai cũng tự cho mình có quyền và có thể dễ dàng lên tiếng chỉ trích người khác. Điều này phản ánh một lỗ hổng văn hóa mạng nghiêm trọng.
Từ ngày 2 đến 6-4, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) cùng với Sở Du lịch, Sở Ngoại vụ, Sở VH-TT TPHCM phối hợp cùng Chính quyền tỉnh, Sở Công Thương và các ban ngành tỉnh Savannakhet (Lào), tổ chức "Triển lãm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành hữu nghị tại Savannakhetlần thứ 5", quy mô hơn 250 gian hàng.
Sau một thời gian vắng bóng, Trương Ngọc Ánh sẽ tham gia trong Chrysalis - Chiếc kén, một dự án cô vừa là diễn viên, đồng thời đóng vai trò đối tác sản xuất.
Đại thắng mùa Xuân 1975 là sự kiện trọng đại đánh dấu mốc son trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khi đất nước hoàn toàn thống nhất sau một thời gian dài kháng chiến chống thực dân và đế quốc. Dịp này, NXB Chính trị quốc gia Sự thật tiếp tục tái bản cuốn sách "Đại thắng mùa Xuân 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn" và "Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng".
Show thời trang Resort 25 “Golden Heritage” diễn ra vào tối 2-4, tại TPHCM. Đây là show diễn chính thức trình làng những thiết kế đến từ luận văn cao học của NTK Lê Thanh Hòa.
Ngày 3-4 (mùng 6-3 âm lịch), tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ long trọng tổ chức lễ giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ.
Ngày 3-4, Đảng ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường 9, quận Phú Nhuận (TPHCM) đã tổ chức lễ khánh thành công trình khu vui chơi thiếu nhi, thể dục thể thao cộng đồng tại chung cư 43 Hồ Văn Huê.
"Run For Time - Đấu trường gia tốc" được quảng bá là chương trình thực tế nhập vai sinh tồn với concept “phim trong show”, hứa hẹn đem đến cho khán giả những trải nghiệm thú vị.
Buổi ra mắt phim "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối" tổ chức tại Hà Nội tiếp tục nhận được nhiều chia sẻ xúc động và cả thán phục của đông đảo khán giả, các nghệ sĩ và những người yêu điện ảnh.
Tối 2-4, Đông Nhi công bố với khán giả sẽ tổ chức Showcase và Fansign (sự kiện biểu diễn, gặp gỡ người hâm mộ) sau khi nhá hàng album Vol.4 Theater of dreams (Nhà hát của những giấc mơ) do DTAP sáng tác và sản xuất cho cô.
Rap diss (viết tắt của “disrespect” - công kích, thiếu tôn trọng) không phải là hiện tượng mới, nhưng mỗi lần xuất hiện, nó lại khơi dậy tranh luận. Khi ranh giới giữa cá tính và công kích trở nên mong manh, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giữ được sự hấp dẫn mà không trượt dài thành đối đầu, tiêu cực?
Sự ra đời của ấn phẩm Đi tìm ánh sáng do tổ chức Room to Read Việt Nam kết hợp NXB Văn học ấn hành, nêu lên một thực tế: trong khi thị trường sách thiếu nhi vô cùng sôi động, thì dòng sách cho trẻ nhỏ yếu thế lại gần như bị “bỏ quên”.
Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội) và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này, giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa và tinh thần dân tộc.
MV Phi đội ta xuất kích là lời tri ân với những chiến sĩ đang ngày đêm gìn giữ bình yên cho Tổ quốc, cũng là ca khúc lan tỏa tinh thần yêu nước đến những trái tim Việt Nam.
Trong bộ phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối, nhân vật chú Sáu (NSƯT Cao Minh) đã thốt lên câu nói thấm thía khi đối mặt với quân địch: “Địa đạo là chiến tranh nhân dân, tụi bây không thể nào thắng được”. Dưới lòng đất chật chội và tối tăm, địa đạo trở thành chiến trường khốc liệt nhưng vẫn luôn bừng sáng ngọn lửa kiên trung từ những trái tim yêu nước.
"Bản thân tôi đã đi qua những giai đoạn cuộc sống với nhiều thách thức, buộc mình mạnh mẽ, vượt qua những giới hạn. Tôi nghĩ, những trải nghiệm cuộc sống là điều cần phải xảy ra. Hạnh phúc là tôi được sống thật với tâm hồn mình, với âm nhạc. Những gì thể hiện là những điều thật nhất của tôi", NSND Thanh Lam (ảnh) chia sẻ sau khi ra mắt album mới "Cuốn phim".
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu