Thảm họa tràn dầu trên biển Hoa Đông

Vụ tràn dầu từ một tàu chở dầu của Iran đang chìm trên bờ biển Hoa Đông, ngoài khơi cách bờ biển Thượng Hải, Trung Quốc 530km về phía Đông Nam đang lan rộng nhanh chóng. Các nhà môi trường học cảnh báo về mối đe dọa đối với cuộc sống các sinh vật biển và chim.
Tàu Sanchi cháy trước khi chìm
Tàu Sanchi cháy trước khi chìm
Nguy cơ lớn
Chiếc tàu chở dầu Sanchi chở 136.000 tấn dầu dễ cháy khi đâm vào tàu chở hàng CF Crystal của Trung Quốc vào ngày 6-1 đến nay đã gần nửa tháng. 32 thuyền viên đã chết, trong đó có 30 người Iran và 2 người Bangladesh. Đến nay, chỉ mới tìm được xác 3 thuyền viên.
Theo Phó Tổng thống Iran Eshaq Jahangiri, các nỗ lực tìm kiếm thi thể của 29 thủy thủ đoàn đã tạm dừng khi dầu bắt đầu tràn ra biển vì nguy cơ khí độc do vụ cháy trên tàu gây ra. Hiện chưa rõ nguyên nhân va chạm giữa tàu Sanchi và tàu CF Crystal.
Theo New York Times, hiện nay có vết dầu loang khổng lồ với diện tích khoảng 135km² so với chỉ 10km² một vài ngày trước. Gió mạnh đã đẩy vết dầu tràn về phía Nhật Bản, cách xa Trung Quốc và hiện chỉ còn cách Naha, Nhật Bản chưa đầy 320km.
Một mối quan ngại khác là kể từ khi tàu Sanchi bị chìm, sinh vật biển đã bị đe dọa. Các chuyên gia tiếp tục lo ngại đến dầu cặn ở đáy tàu, thậm chí còn bẩn hơn nữa sẽ phóng thích ra biển, gây cực kỳ nguy hiểm cho sinh vật biển.
Tổ chức Greenpeace đã bày tỏ sự cảnh báo về mối đe dọa đối với hệ sinh thái biển ở biển Hoa Đông. Đây cũng là một trong những tuyến đường biển tấp nập nhất trên thế giới. Biển Hoa Đông cũng nằm trên con đường di cư của nhiều loài động vật có vú ở biển như cá voi lưng gù và cá voi xám. Dầu thô nhẹ từ tàu Sanchi khi tràn chất ngưng tụ có thể tạo ra cặn dưới nước sâu làm hủy hoại đến sinh vật biển.
Thảm họa tràn dầu từ tàu Sanchi có thể là sự cố tràn dầu lớn nhất thế giới kể từ năm 1991, khi một vụ nổ đã khiến tàu chở dầu ABT rò rỉ 260.000 tấn dầu ngoài khơi Angola. Hiroshi Takahashi, một quan chức thủy sản ở tỉnh Kagoshima, Nhật Bản, cho biết, chính phủ đã theo dõi hướng dầu lan vì lo sợ rằng có thể hướng thẳng tới thành phố Kagoshima thuộc tỉnh cùng tên, cực Nam Nhật Bản.
Dầu thấm qua bộ lông của chim biển, làm giảm khả năng cách ly của lông và vì vậy làm cho chim trở nên dễ bị tổn thương với sự thay đổi nhiệt độ bất thường và làm giảm độ nổi trên mặt nước của chúng. Dầu cũng làm giảm khả năng bay của chim, càng làm chúng khó thoát các động vật săn mồi. Khi cố gắng rỉa lông, chim thường nuốt dầu vào bụng, dẫn tới làm hại thận và các cơ quan nội tạng.
Sự thay đổi cân bằng hormon bao gồm luteinizing protein cũng có thể xảy ra ở một số loài chim khi tiếp xúc với dầu. Hầu hết chim bị ảnh hưởng do dầu tràn đều chết, trừ khi có sự can thiệp của con người. Các động vật có vú ở biển bị dính dầu cũng bị ảnh hưởng tương tự như với chim. Dầu phủ lên bộ lông của rái cá và hải cẩu làm giảm khả năng trao đổi chất và làm giảm thân nhiệt. Khi ăn phải dầu, động vật sẽ bị chứng mất nước và giảm khả năng tiêu hóa. Do dầu nổi trên mặt nước làm ánh sáng giảm khi xuyên vào trong nước, hạn chế sự quang hợp của các thực vật biển. Điều này làm giảm lượng cá thể của hệ động vật và ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.
Chạy đua với thời gian
Theo tờ South China Morning Post, Trung Quốc đang chạy đua với thời gian để làm mọi cách ngăn chặn dầu loang. Các cơ quan chức năng Trung Quốc đã triển khai robot dưới nước để tìm ra nơi rò rỉ dầu và ngăn chặn dòng dầu tràn ra thêm.
Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc cho biết, hôm 17-1, tàu tuần tra biển Haixun 166 đã đến khu vực tàu Sanchi, bắt đầu đánh giá xác tàu đắm để tìm cách chôn số dầu còn lại trên tàu. Theo ông Gong Yongjun, chuyên gia về hoạt động hàng hải tại Đại học Hàng hải Đại Liên, có rất nhiều loại thiết bị robot  công nghệ sản xuất trong nước và nhập khẩu có thể được sử dụng trong nỗ lực này.
Nhiệm vụ chính của robot và thợ lặn là tìm ra lỗ hổng trên xác tàu. Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc cho biết, hiện tàu Sanchi nằm dưới mực nước 115m. Hộp đen trên tàu Sanchi có chứa dữ liệu đi biển và ghi âm của tàu đã được các nhân viên Trung Quốc phục hồi vào ngày 13-1. 
Theo báo chí Iran, Tư lệnh Hải quân Iran, Đô đốc Khanzadi cũng đã hợp tác với phía Trung Quốc ngay từ những ngày đầu sau khi xảy ra vụ va chạm. Phía Iran đề nghị, cho phép hải quân Iran đến tàu Sanchi để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, nhưng phía Trung Quốc không chấp nhận lực lượng vũ trang nước ngoài đến khu vực tàu Sanchi gặp nạn vì họ sợ tình hình phức tạp hơn và đề nghị phía Iran cử các đơn vị cứu hộ không mặc quân phục, đồng thời phía Trung Quốc sẽ cung cấp cho Iran các trang thiết bị cần thiết. Quá trình này kéo dài cho đến ngày 14-1 thì tàu Sanchi đã chìm. 
Thảm họa tràn dầu trên biển Hoa Đông ảnh 1 Một số sự cố lớn tràn dầu trên biển
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khang cho biết, công việc ngăn chặn dầu tràn là một trong những trọng tâm của Bắc Kinh.
Theo chuyên gia tư vấn dầu tràn dầu của Mỹ Richard Steiner, đây có thể được xem là sự tràn dầu khí nhẹ ra biển lớn trong lịch sử. Theo nhận định của ông, không có kho chứa nhiên liệu nào trên tàu Sanchi có thể còn nguyên sau 1 tuần tàu bị cháy trước khi chìm và do đó tất cả thùng dầu đều đã bị hỏng và tràn ra biển bất cứ lúc nào. Thậm chí nếu chỉ có 20% số dầu của tàu tràn ra biển, đây vẫn sẽ là số dầu tương đương với sự cố tràn dầu Exxon Valdez năm 1991 ở Alaska. Đó là chưa kể dầu để chạy tàu. Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, thùng nhiên liệu dùng chạy tàu Sanchi có thể chứa được khoảng 1.000 tấn dầu diesel hạng nặng.
Không giống như dầu thô, dầu nhẹ lắng dước đáy biển tạo ra chất độc hại với sinh vật biển, đó là chất hydrocacbon. Chất này làm các loài chết nhanh hoặc suy giảm sinh lý, suy giảm khả năng sinh sản và bệnh mãn tính.
Theo các nhà khoa học, dầu trên bề mặt biển ít không có nghĩa là có tác động nhỏ. Giai đoạn nhiễm độc dưới đáy biển kéo dài vài tháng và tổn hại với quần thể sinh vật biển có thể kéo dài rất lâu.

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Nở rộ nhiều vật liệu xây dựng thân thiện môi trường

Nở rộ nhiều vật liệu xây dựng thân thiện môi trường

Trong ngành xây dựng thế giới, hiện các xu hướng như nhà tiền chế, lắp ghép và sử dụng robot, thực tế ảo tăng cường (AR), in 3D, phần mềm mô phỏng… đều được áp dụng để tối ưu hóa các quy trình, cho phép các kiến trúc sư và nhà thiết kế kiểm soát được toàn bộ công trình một cách trực quan.

Giảm tác động của công nghệ số đến môi trường

Giảm tác động của công nghệ số đến môi trường

Theo trang mạng The Conversation, nếu như các thiết bị trong lĩnh vực kỹ thuật số trước đây bị xem là thủ phạm chính phát thải khí carbon, thì hiện nay, những ứng dụng, trung tâm dữ liệu, với sự phát triển của làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh, cũng là thủ phạm quan trọng không kém.

“Vòm sắt cho nước Mỹ”: Châm ngòi cuộc chạy đua vũ trang?

“Vòm sắt cho nước Mỹ”: Châm ngòi cuộc chạy đua vũ trang?

Cuối tháng 1, Tổng thống Mỹ Donald Trump ra sắc lệnh yêu cầu Lầu Năm Góc lập kế hoạch xây dựng một lá chắn tên lửa “made in USA”, mà ông gọi là Vòm sắt cho nước Mỹ (American Iron Dome). Mục đích để bảo vệ lãnh thổ Mỹ khỏi những mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo, tên lửa siêu thanh, tên lửa hành trình cũng như các cuộc tấn công trên không bằng công nghệ cao khác.

Sự kiện an ninh đặc biệt quốc gia

Sự kiện an ninh đặc biệt quốc gia

Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump diễn ra tại Tòa nhà Quốc hội Mỹ trưa 20-1 giờ địa phương (rạng sáng ngày 21-1 giờ Việt Nam). Buổi lễ được chỉ định là Sự kiện An ninh đặc biệt quốc gia, đồng nghĩa với việc Cơ quan Mật vụ Mỹ (USSS) chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo an ninh.

Quyết định của Meta và tỷ phú Mark Zuckerberg bị chỉ trích mạnh mẽ. Ảnh: GETTY IMAGES

Phản ứng mạnh trước quyết định “né trách nhiệm” của Meta

Tập đoàn Meta, công ty mẹ của Facebook, vừa qua thông báo chấm dứt chương trình kiểm chứng thông tin của bên thứ ba (phát hiện tin giả) có từ năm 2016, đối với các nội dung trên các nền tảng thuộc sở hữu của Meta, trước mắt tại Mỹ. Quyết định của Meta đã bị chỉ trích mạnh mẽ.

Chính sách dầu khí mới của Mỹ gặp nhiều thách thức

Chính sách dầu khí mới của Mỹ gặp nhiều thách thức

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump là người ủng hộ “giải phóng năng lượng của Mỹ”, cụ thể là dầu mỏ, thứ mà ông thường gọi là “vàng lỏng”. Tuy nhiên, chính sách này có thể gặp nhiều rào cản từ đồng minh và ngay bên trong nước Mỹ.

Nhà máy điện hạt nhân tại Pháp. Ảnh: Jean-Marie HOSATTE/Gamma-Rapho

Điện hạt nhân hồi sinh - Những chuyển động mới

Sau sự cố hạt nhân tại Nhà máy điện Fukushima số 1 trong thảm họa kép động đất - sóng thần tại Nhật Bản năm 2011, nhiều nước châu Âu đã quyết định từ bỏ năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, trước mục tiêu phải giảm 55% lượng khí thải nhà kính vào năm 2030, nhiều quốc gia đang muốn đảo ngược xu thế.

Đường sắt tốc độ cao - Dấu mốc cho sự phát triển ở châu Á: Bài học từ Trung Quốc: Đi sau về trước

Đường sắt tốc độ cao - Dấu mốc cho sự phát triển ở châu Á: Bài học từ Trung Quốc: Đi sau về trước

Kể từ khi đoàn tàu cao tốc CRH do Trung Quốc sản xuất vận hành thử nghiệm năm 2007, ngành đường sắt Trung Quốc bước vào thời đại tàu cao tốc mới. Đến nay, nước này đã xây dựng được hơn 46.000km đường sắt cao tốc, chiếm hơn 70% tổng số chiều dài đường sắt cao tốc của thế giới.

Từ doanh nhân đến ông chủ Nhà Trắng

Từ doanh nhân đến ông chủ Nhà Trắng

Ông Donald Trump sinh ngày 14-6-1946 tại TP New York, bang New York, Mỹ. Ông là tổng thống thứ 45 (2017-2021) và sẽ chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ vào ngày 20-1-2025.

“Kẻ thua cuộc” lớn nhất ở Trung Đông

“Kẻ thua cuộc” lớn nhất ở Trung Đông

Quy mô tàn phá khủng khiếp của cuộc xung đột đẫm máu nhất trong lịch sử Gaza đã khiến 2,4 triệu người dân Palestine phải đối mặt với những thách thức nghèo đói và tái thiết. Không ngoại lệ, nền kinh tế Israel cũng bên bờ vực suy thoái.

Dự án đường sắt tại Tanzania vay vốn từ IDA. Ảnh: RAILWAYPRO

Giảm nợ, tăng ưu đãi, cùng phát triển

Vấn đề giảm nợ cho các nền kinh tế đang phát triển ngày càng trở nên cấp bách trong bối cảnh nợ nước ngoài đang đe dọa xóa sổ những thành quả phát triển chung. Đây cũng là đề tài nóng tại các cuộc họp của Liên hợp quốc, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20).

Ấn Độ chấn chỉnh nạn gian lận thi cử

Ấn Độ chấn chỉnh nạn gian lận thi cử

Ấn Độ đã phải đối mặt với nạn gian lận trong các kỳ thi tuyển sinh đại học và tuyển dụng việc làm kéo dài nhiều năm. Số lượng lớn thí sinh cạnh tranh trong một số ít chỉ tiêu tuyển sinh tạo ra cơ hội béo bở cho tình trạng gian lận thi cử.

Công nhân ngành kim cương Ấn Độ

Ngành công nghiệp kim cương Ấn Độ gặp khó

Công nhân tại “thành phố kim cương” Surat của Ấn Độ đang phải chịu đựng cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng và kéo dài do các yếu tố địa chính trị và khí hậu gây ra.

Phương Tây “giúp” Trung Quốc phát triển công nghệ cao?

Phương Tây “giúp” Trung Quốc phát triển công nghệ cao?

Theo nghiên cứu của chuyên gia Mathilde Velliet, chuyên về các công nghệ mới, chính sách công nghệ của Mỹ và Trung Quốc tại Viện Quan hệ quốc tế Pháp (IFRI), các dự án đầu tư chồng chéo vào Trung Quốc, Mỹ và châu Âu dường như đã giúp chính đối thủ của mình phát triển mạnh mẽ lĩnh vực công nghệ cao.

Sự chia rẽ sau những vụ ám sát trên chính trường Mỹ

Sự chia rẽ sau những vụ ám sát trên chính trường Mỹ

Kể từ thế kỷ 19 đến nay, lịch sử chính trị của Mỹ không thiếu những vụ ám sát tổng thống và ứng viên tổng thống. Theo Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ, đã có ít nhất 15 vụ tấn công trực tiếp nhằm vào tổng thống, tổng thống đắc cử và ứng cử viên tổng thống Mỹ, trong đó có 5 vụ gây tử vong. Dưới đây là một số vụ làm dậy sóng chính trường Mỹ.

Thực tế ảo tăng cường trợ giúp các nhà thiết kế. Ảnh: EURONEWS

Những công nghệ giải quyết thách thức mới

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) vừa công bố trong báo cáo thường niên Top 10 công nghệ mới nổi kết hợp với nhà xuất bản nghiên cứu Frontiers, dựa trên những hiểu biết sâu sắc từ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và nhà tương lai học toàn cầu.

Hơn 100 thành phố tiên phong giảm phát thải ròng

Hơn 100 thành phố tiên phong giảm phát thải ròng

Ủy ban châu Âu vừa thực hiện một bước quan trọng trong việc đẩy nhanh hành động về khí hậu bằng cách ra mắt Trung tâm vốn cho thành phố khí hậu, với sự tham gia của 112 thành phố. Mục tiêu nhằm đưa phát thải ròng khí gây hiệu ứng nhà kính về 0 vào năm 2050.

Làn đường dành cho xe đạp được mở rộng ở Paris. Ảnh: EURONEWS

Paris tăng tốc chuyển đổi giao thông bền vững

Paris là nguồn cảm hứng cho các thành phố lớn trên thế giới khi đã giảm lưu lượng ô tô ở khu vực trung tâm (Ile de France) từ tỷ trọng phương tiện là 12,8% năm 2010 xuống còn 6% vào năm 2020.