Hiện tượng Nguyễn Đắc Tiến

Cái tên Nguyễn Đắc Tiến đang nổi lên ở thời gian này tại làng banh nỉ thủ đô và quần vợt nam cả nước. Lẽ ra, người được chú ý nhiều sẽ là Trịnh Linh Giang. Thế nhưng, thay vào đó là Đắc Tiến khi anh vừa giành chức vô địch giải U18 tại Thái Lan.

Cái tên Nguyễn Đắc Tiến đang nổi lên ở thời gian này tại làng banh nỉ thủ đô và quần vợt nam cả nước. Lẽ ra, người được chú ý nhiều sẽ là Trịnh Linh Giang. Thế nhưng, thay vào đó là Đắc Tiến khi anh vừa giành chức vô địch giải U18 tại Thái Lan.

Kết quả quốc tế chỉ là một phần để nhắc tới VĐV. Cái nhìn rõ nhất chính là, Đắc Tiến (ở tuổi 17) đang dần được đôn lên là tay vợt chủ lực số 1 của quần vợt thủ đô. Một trong những minh chứng chuyên môn là việc Đắc Tiến lọt vào bán kết đơn nam giải quần vợt nam toàn quốc 2016 tại TT-Huế cuối tháng 4 vừa qua. Tay vợt chủ lực đã thi đấu tốt trước các đàn anh mới đạt đượt kết quả như vậy. Đi tới quyết định đầu tư vào VĐV trẻ chính là bước chuyển mình của quần vợt Hà Nội. Nhiều người trong giới không quên, giai đoạn chuẩn bị của quần vợt thủ đô là năm 2007. Lúc đó, con người thiếu, tiềm lực tài chính không dồi dào.

Tay vợt Nguyễn Đắc Tiến. Ảnh: T.L

Thế nhưng, lãnh đạo Trung tâm đào tạo VĐV Hà Nội (khi đó là Giám đốc Nguyễn Đình Lân) tin vào người trẻ để trao toàn quyền cho trưởng bộ môn Trần Đại Nghĩa thực hiện chương trình đào tạo tay vợt trẻ mục tiêu dài hơi. Dần dần, môn quần vợt được đầu tư tiền nhiều hơn, lứa VĐV trẻ như Trịnh Linh Giang, Nguyễn Đắc Tiến, Hoàng Bảo Long… mới phô diễn tài năng như hiện nay. Theo tìm hiểu, một năm, môn quần vợt Hà Nội đủ kinh phí cho VĐV tập dài ngày tại nước ngoài (nhiều tỷ đồng). Điểm đến mà VĐV trẻ được tập một số năm trở lại đây là ở Tây Ban Nha và Thái Lan. Ra nước ngoài mở mang, những người như Đắc Tiến mới có được thành công.

Trong sự thăng hoa của Đắc Tiến lúc này một phần có sự thuận lợi từ nỗ lực bền bỉ trong tập luyện tập luyện. Tuy nhiên, cái may mắn nhất của Tiến chính là người đồng đội Trịnh Linh Giang giờ đã hết mặn mà với quần vợt Hà Nội và muốn ra đi. Linh Giang đã muốn nghỉ tại Hà Nội để về đầu quân cho quần vợt Bình Dương. Thể thao Hà Nội cũng không muốn phải nhất quyết giữ con người khi phần hồn đã thuộc về nơi khác. Linh Giang được chấp thuận cho ra đi. Trong sự giải quyết không khôn khéo cũng như chưa thấu tình đạt lý, từ phía tay vợt từng được xem là con cưng và nhận đầu tư nhiều đáng kể này, nên không giải quyết được bài toán trả chi phí cắt hợp đồng còn với đơn vị cũ.

Vì thế, Linh Giang vẫn phải ở lại Hà Nội cho tới hết hạn hợp đồng. Chính tâm lý không muốn ở lại, khó đòi hỏi bộ môn quần vợt Hà Nội phải dồn tập trung hết vào Giang. Điều này gần như không còn. Lựa chọn người thay thế là Đắc Tiến là lẽ hợp tình. “Không thầy đố mày làm nên”. Lời ấy vẫn còn ý nghĩa nguyên giá trị từ xưa tới nay. Quần vợt Hà Nội may mắn đang có đội ngũ những HLV, chuyên gia tâm huyết với VĐV trẻ như cựu HLV trưởng ĐTQG Trương Quang Vũ hay ông thầy người Pháp Jean Luc Toulliou. Mất 7 năm tập luyện ròng rã thì người làm chuyên môn mới đào tạo thành tài được một Trịnh Linh Giang. Bây giờ, Đắc Tiến sẵn đã có nền tảng từ những ngày được rèn giũa như thế và được ưu ái ở vị trí số 1 thì các HLV sẽ tập trung đào tạo phát triển hiệu quả hơn.

Quần vợt nam Hà Nội có những người trẻ đầy tiềm năng. So với sự đầu tư mạnh như của quần vợt TPHCM, Bình Dương… chưa hẳn Hà Nội kém về tài chính. Nhưng tạo được một hạt giống số 1, người làm nghề mất nhiều năm mới thành công. Nguyễn Đắc Tiến là lứa tay vợt sau lứa Lý Hoàng Nam, Nguyễn Hoàng Thiên, Trịnh Linh Giang. Tương lai của tay vợt trẻ này còn nhiều triển vọng và nếu đi đúng sự hoạch định đầu tư của đơn vị chủ quản thì thành tích sẽ thăng hoa.

NGUYỄN ĐÌNH

Tin cùng chuyên mục