Ông Vương Bích Thắng, Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, cho biết trong tất cả mọi cuộc họp của ngành bàn về chiến lược phát triển ở giai đoạn mới, nhiệm vụ trọng tâm của các đội tuyển thể thao là hướng đến các đấu trường lớn nói trên. Muốn cụ thể hóa mục tiêu giành từ 4-5 HCV ở ASIAD 18, tất cả phải nhập tâm khi bước vào guồng quay quyết liệt và cao độ vì quỹ thời gian còn lại không nhiều (ASIAD 18 sẽ khởi tranh tại Indonesia vào tháng 8 năm sau).
Đây là mục tiêu khó, bởi ở vài kỳ ASIAD gần đây, thể thao Việt Nam chỉ giành được vỏn vẹn 1 HCV/kỳ, chưa thực sự tạo được cú đột phá như kỳ vọng. Tuy nhiên, người đứng đầu ngành thể thao cũng nhận định nếu đánh giá từ “bước đệm” SEA Games 29, điều đáng mừng là nhóm môn thuộc hệ thống thi đấu chính quy của Olympic như điền kinh, bơi lội, thể dục dụng cụ, cử tạ, bóng bàn, xe đạp, karatedo, taekwondo… đã chứng minh tiềm năng thành tích là rất lớn. Điều đó đương nhiên cho phép thể thao Việt Nam tự tin khi bước ra sân chơi lớn và xóa bỏ được mặc cảm trong quá khứ, rằng “thi xong xuôi chúng ta lại về” mà thành quả thu về quá nghèo nàn.
Đây là mục tiêu khó, bởi ở vài kỳ ASIAD gần đây, thể thao Việt Nam chỉ giành được vỏn vẹn 1 HCV/kỳ, chưa thực sự tạo được cú đột phá như kỳ vọng. Tuy nhiên, người đứng đầu ngành thể thao cũng nhận định nếu đánh giá từ “bước đệm” SEA Games 29, điều đáng mừng là nhóm môn thuộc hệ thống thi đấu chính quy của Olympic như điền kinh, bơi lội, thể dục dụng cụ, cử tạ, bóng bàn, xe đạp, karatedo, taekwondo… đã chứng minh tiềm năng thành tích là rất lớn. Điều đó đương nhiên cho phép thể thao Việt Nam tự tin khi bước ra sân chơi lớn và xóa bỏ được mặc cảm trong quá khứ, rằng “thi xong xuôi chúng ta lại về” mà thành quả thu về quá nghèo nàn.
Điền kinh và bơi lội là 2 môn được kỳ vọng lớn. Ngoài màn trình diễn đầy ấn tượng của các tuyển thủ tại kỳ SEA Games vừa rồi (điền kinh lần đầu tiên vươn lên dẫn đầu Đông Nam Á với 17 HCV, bơi lội xếp hạng nhì toàn đoàn với 10 HCV), còn có yếu tố quan trọng nữa mà những người làm chuyên môn thể thao coi như chỗ dựa, chính là trình độ của nhiều VĐV Việt Nam đã đạt đến đẳng cấp châu Á và thế giới.
Nhưng vấn đề cấp thiết nhất vẫn nằm ở sự chuẩn bị của thể thao Việt Nam cho những gương mặt nổi bật như Hoàng Xuân Vinh (bắn súng), Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi lội), Nguyễn Thị Huyền, Lê Tú Chinh, Bùi Thị Thu Thảo, Lê Trọng Hinh (điền kinh), Lê Thanh Tùng, Đinh Phương Thành (thể dục dụng cụ), Thạch Kim Tuấn (cử tạ), Nguyễn Thị Thật (xe đạp)… có đặc biệt hay không mà thôi. Sau SEA Games 29, nữ kình ngư số 1 Nguyễn Thị Ánh Viên đã trở lại Mỹ để tập huấn, trong khi tài năng trẻ Lê Tú Chinh vào đầu tháng 12 cũng được đưa qua Mỹ để đào tạo. Chưa kể, các đội tuyển được giao nhiệm vụ khác đã hình thành kế hoạch cũng như nguồn nhân lực cho chu kỳ huấn luyện mới, gian khổ và cực nhọc hơn nhiều.
Mối bận tâm lâu nay của ngành thể thao là nguồn kinh phí phục vụ các chiến dịch ASIAD 18 và Olympic 2020 trên thực tế đã được giải quyết phần nào nhờ sự trợ lực của Trung tâm TDTT Quốc phòng và Đà Nẵng (môn bơi lội), của TPHCM và Thanh Hóa (điền kinh), có thể coi như một sự chia sẻ kịp thời để cùng hướng đến mục tiêu cao nhất là vì danh tiếng của thể thao Việt Nam.
Việt Nam “làm mưa làm gió” ở SEA Games, nhưng giành được HCV hay không ở đấu trường ASIAD 18 lại là chuyện khác. Như thừa nhận của nhà chuyên môn kỳ cựu Nguyễn Hồng Minh (nguyên Trưởng đoàn thể thao Việt Nam), nếu bước chuẩn bị không bài bản và kỹ lưỡng, chúng ta khó mà hoàn thành được mục tiêu.
Để duy trì sự hưng phấn và phong độ cho các tuyển thủ quốc gia, những chuyến tập huấn và thi đấu nước ngoài khoảng 1 năm trước thời điểm khởi tranh ASIAD 18 rất quan trọng và quyết định đến thành tích cao nhất. Phải nhanh mới kịp, thể thao Việt Nam cũng đã nhận ra điều này và đang nỗ lực chạy đua cùng thời gian cho giấc mơ vàng ở ngày hội thể thao châu lục.
Nhưng vấn đề cấp thiết nhất vẫn nằm ở sự chuẩn bị của thể thao Việt Nam cho những gương mặt nổi bật như Hoàng Xuân Vinh (bắn súng), Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi lội), Nguyễn Thị Huyền, Lê Tú Chinh, Bùi Thị Thu Thảo, Lê Trọng Hinh (điền kinh), Lê Thanh Tùng, Đinh Phương Thành (thể dục dụng cụ), Thạch Kim Tuấn (cử tạ), Nguyễn Thị Thật (xe đạp)… có đặc biệt hay không mà thôi. Sau SEA Games 29, nữ kình ngư số 1 Nguyễn Thị Ánh Viên đã trở lại Mỹ để tập huấn, trong khi tài năng trẻ Lê Tú Chinh vào đầu tháng 12 cũng được đưa qua Mỹ để đào tạo. Chưa kể, các đội tuyển được giao nhiệm vụ khác đã hình thành kế hoạch cũng như nguồn nhân lực cho chu kỳ huấn luyện mới, gian khổ và cực nhọc hơn nhiều.
Mối bận tâm lâu nay của ngành thể thao là nguồn kinh phí phục vụ các chiến dịch ASIAD 18 và Olympic 2020 trên thực tế đã được giải quyết phần nào nhờ sự trợ lực của Trung tâm TDTT Quốc phòng và Đà Nẵng (môn bơi lội), của TPHCM và Thanh Hóa (điền kinh), có thể coi như một sự chia sẻ kịp thời để cùng hướng đến mục tiêu cao nhất là vì danh tiếng của thể thao Việt Nam.
Việt Nam “làm mưa làm gió” ở SEA Games, nhưng giành được HCV hay không ở đấu trường ASIAD 18 lại là chuyện khác. Như thừa nhận của nhà chuyên môn kỳ cựu Nguyễn Hồng Minh (nguyên Trưởng đoàn thể thao Việt Nam), nếu bước chuẩn bị không bài bản và kỹ lưỡng, chúng ta khó mà hoàn thành được mục tiêu.
Để duy trì sự hưng phấn và phong độ cho các tuyển thủ quốc gia, những chuyến tập huấn và thi đấu nước ngoài khoảng 1 năm trước thời điểm khởi tranh ASIAD 18 rất quan trọng và quyết định đến thành tích cao nhất. Phải nhanh mới kịp, thể thao Việt Nam cũng đã nhận ra điều này và đang nỗ lực chạy đua cùng thời gian cho giấc mơ vàng ở ngày hội thể thao châu lục.