Ngày 2-5, phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) cùng 30 đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại OceanBank tiếp tục với phần tranh luận.
Thực hiện tự bào chữa cho bản thân, trước tòa, cựu chủ tịch OceanBank trình bày, sau khi phiên tòa sơ thẩm thúc đã có đơn kháng cáo xin miễn truy tố 2 tội danh "Tham ô tài sản" và "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản" liên quan số tiền 69 tỷ và 246 tỷ.
Tuy nhiên trong quá trình phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo Hà Văn Thắm đã suy nghĩ lại và nhận thức bản thân đã vi phạm quy định của Nhà nước. Cụ thể: về khoản 69 tỷ đã làm sai Thông tư của Ngân hàng Nhà nước liên quan thu phí ngoài các hợp đồng tín dụng, chi lãi suất vượt trần; và khoản tiền 246 tỷ là cố ý làm trái.
Do vậy, trước tòa phúc thẩm, bị cáo Hà Văn Thắm đã xin HĐXX xem xét cho được chuyển đổi 2 tội danh đã bị truy tố trước đó là "Tham ô tài" sản và "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản" sang tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Tiếp tục tự bào chữa cho bản thân, cựu chủ tịch OceanBank đã đưa ra nhiều tình tiết để xin tòa phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt. Trong đó có các tình tiết như: xuất thân trong gia đình có công với cách mạng, có người nhà là thương binh liệt sỹ; được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, các ban ngành cũng như có nhiều thành tích trong công tác xã hội; trong quá trình điều tra luôn hợp tác với cơ quan, khai báo thành khẩn; hành vi chi lãi suất trong hoàn cảnh bắt buộc, không thể làm khác. Cùng với đó, bị cáo Hà Văn Thắm cũng cho rằng hành vi chi lãi suất vượt trần không còn được quy định trong Bộ luật Hình sự nên mong được áp dụng xem xét giảm nhẹ. Đồng thời, trong quá trình điều tra vụ án đã chủ động đưa tài sản, cổ phiếu để cơ quan điều tra niêm phong, khắc phục hậu quả.
Thực hiện tự bào chữa cho bản thân, trước tòa, cựu chủ tịch OceanBank trình bày, sau khi phiên tòa sơ thẩm thúc đã có đơn kháng cáo xin miễn truy tố 2 tội danh "Tham ô tài sản" và "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản" liên quan số tiền 69 tỷ và 246 tỷ.
Tuy nhiên trong quá trình phiên tòa phúc thẩm diễn ra, bị cáo Hà Văn Thắm đã suy nghĩ lại và nhận thức bản thân đã vi phạm quy định của Nhà nước. Cụ thể: về khoản 69 tỷ đã làm sai Thông tư của Ngân hàng Nhà nước liên quan thu phí ngoài các hợp đồng tín dụng, chi lãi suất vượt trần; và khoản tiền 246 tỷ là cố ý làm trái.
Do vậy, trước tòa phúc thẩm, bị cáo Hà Văn Thắm đã xin HĐXX xem xét cho được chuyển đổi 2 tội danh đã bị truy tố trước đó là "Tham ô tài" sản và "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản" sang tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Tiếp tục tự bào chữa cho bản thân, cựu chủ tịch OceanBank đã đưa ra nhiều tình tiết để xin tòa phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt. Trong đó có các tình tiết như: xuất thân trong gia đình có công với cách mạng, có người nhà là thương binh liệt sỹ; được nhận nhiều bằng khen, giấy khen của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, các ban ngành cũng như có nhiều thành tích trong công tác xã hội; trong quá trình điều tra luôn hợp tác với cơ quan, khai báo thành khẩn; hành vi chi lãi suất trong hoàn cảnh bắt buộc, không thể làm khác. Cùng với đó, bị cáo Hà Văn Thắm cũng cho rằng hành vi chi lãi suất vượt trần không còn được quy định trong Bộ luật Hình sự nên mong được áp dụng xem xét giảm nhẹ. Đồng thời, trong quá trình điều tra vụ án đã chủ động đưa tài sản, cổ phiếu để cơ quan điều tra niêm phong, khắc phục hậu quả.
Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn tại phiên tòa phúc thẩm
Trong khi đó, thực hiện việc bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng giám đốc OceanBank bị bản án sơ thẩm tuyên án tử hình vì "Tham ô tài sản" số tiền 49 tỷ đồng của PVN, luật sư Trần Vũ Hải cho biết, theo quy định của pháp luật, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn có thể sẽ được giảm án từ án tử hình xuống chung thân nếu tự nguyện khắc phục tối thiểu 3/4 tài sản tham ô, tương đương tối thiểu là 37 tỷ đồng. Hiện nay, gia đình Nguyễn Xuân Sơn sẽ tự lo 5 tỷ đồng và một doanh nhân là người bạn của Nguyễn Xuân Sơn sẽ cho vay 32 tỷ đồng, vừa đủ để nộp khắc phục hậu quả, nhằm cứu Nguyễn Xuân Sơn khỏi mức án tử hình. Cùng với đó, nhiều bạn bè đã góp tiền giúp đỡ bị cáo Sơn để có tiền khắc phục hậu quả. Theo tìm hiểu, thì doanh nhân sẵn sàng bỏ tiền ra để giúp nguyên Tổng giám đốc OceanBank thoát khỏi án tử hình là ông Nguyễn Trung Hà, thành viên sáng lập công ty FPT, Chủ tịch HĐQT công ty Chứng khoán Thiên Việt. Theo thỏa thuận giữa bà Võ Thị Thanh Xuân, vợ của Nguyễn Xuân Sơn và ông Nguyễn Trung Hà, ông Hà sẽ hỗ trợ theo cách cho bà Xuân vay 32 tỷ đồng để chuộc tài sản đã bị cơ quan điều tra kê biên.