Chiếu hoa Long Định

Vào Nam năm 1954, những cư dân vùng chiếu nổi tiếng ở Kim Sơn, Ninh Bình đã mang theo nghề truyền thống của cha ông vào lập nghiệp tại Long Định, Châu Thành, Tiền Giang. Vào những ngày đầu, chiếu được dệt thủ công rồi xuôi dòng theo các nhánh sông đến những tỉnh lân cận để trao đổi lương thực, thực phẩm.
Chiếu hoa Long Định

Vào Nam năm 1954, những cư dân vùng chiếu nổi tiếng ở Kim Sơn, Ninh Bình đã mang theo nghề truyền thống của cha ông vào lập nghiệp tại Long Định, Châu Thành, Tiền Giang. Vào những ngày đầu, chiếu được dệt thủ công rồi xuôi dòng theo các nhánh sông đến những tỉnh lân cận để trao đổi lương thực, thực phẩm.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các hộ dân tham gia vào hợp tác xã, chiếu được xuất khẩu qua Liên Xô (cũ). Đến nay, phần lớn hộ dân chuyển sang dệt chiếu bằng máy nên công suất được nâng lên gấp 4-6 lần, đồng thời chất lượng, mẫu mã cũng được nâng lên theo thị hiếu của người tiêu dùng. Hiện nay, bên cạnh thị trường trong nước, chiếu Long Định còn được xuất khẩu sang các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ.

Lát (16.000 đồng/kg) được mua từ các tỉnh Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ, sau đó vận chuyển về Long Định bằng đường thủy hoặc đường bộ.

Chiếu sau khi dệt xong được chuyển qua các xưởng in màu. Đây là xưởng in của ông Vũ Văn Tiến, 62 tuổi, làm nghề từ năm 1954. Mỗi thợ in được 40 - 50 chiếc/ngày. Mỗi chiếc được trả công 16.000 - 20.000 đồng.

Chiếu được dệt bằng máy sợi chỉ. Mỗi ngày, một thợ dệt được 10 - 12 chiếc, mỗi chiếc được trả công 15.000 - 20.000 đồng.

Trước khi dệt chiếu, lát phải được so ngay ngắn và đồng đều.

Gia đình anh Nguyễn Văn Việt (54 tuổi), một trong số ít gia đình còn dệt chiếu thủ công. Mỗi ngày, vợ chồng anh dệt được 4 chiếc.

QUANG KHOA

Tin cùng chuyên mục