Nghiên cứu bổ nhiệm luật sư vào các chức danh tư pháp

* Ban hành Luật Điều ước quốc tế để hội nhập sâu rộng trong tình hình mới

* Ban hành Luật Điều ước quốc tế để hội nhập sâu rộng trong tình hình mới

Ngày 7-10, tại TPHCM, Bộ Tư pháp tổ chức hội thảo đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển, quản lý về tổ chức và hoạt động của luật sư. Tại hội thảo, nhiều luật sư rất quan tâm đến đề án thu hút các luật sư đủ năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức để tạo nguồn tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp.

 Đây là đề án nằm trong nhóm các đề án được Bộ Tư pháp tích cực hoàn thiện nhằm đảm bảo thực hiện đúng tiến độ và chất lượng các nhiệm vụ được đề ra trong Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 được Chính phủ ban hành năm 2011.

Theo ông Phan Thông Anh, Bộ Tư pháp cần tiếp tục nghiên cứu các quy định của Luật Luật sư, các biện pháp để hỗ trợ luật sư thành lập những tổ chức hành nghề tại các địa bàn này. Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp cần có đề xuất, tham mưu thành lập mới, củng cố, kiện toàn tổ chức Đảng trong các đoàn luật sư trên cả nước.

Qua 4 năm thực hiện Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020, số lượng luật sư cả nước đã tăng gần 3.200 luật sư (từ 6.250 luật sư lên gần 9.400 luật sư). Cả nước đã phát triển hơn 500 tổ chức hành nghề luật sư, đưa số lượng tổ chức hiện nay lên hơn 3.400 tổ chức. Trong hoạt động tham gia tố tụng, đội ngũ luật sư đã tham gia hơn 87.600 vụ việc.

Việc ban hành Luật Điều ước quốc tế mới là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về đối nội và đối ngoại của đất nước, nhất là trong giai đoạn Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đề cao việc thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam. Đây là những ý kiến được nêu ra tại hội thảo “Góp ý dự án Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi)”, do đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM tổ chức sáng 7-10.

Bên cạnh đóng góp các ý kiến về nội dung các điều khoản trong luật, các đại biểu cũng đề nghị tăng cường vai trò của Quốc hội khi Việt Nam tham gia điều ước quốc tế. 

Tại hội thảo, các đại biểu thống nhất nên đặt tên gọi mới là Luật Điều ước quốc tế, đồng thời nhấn mạnh đến việc giải thích rõ các từ ngữ liên quan, công bố các thông tin nhanh chóng, kịp thời cho người dân, doanh nghiệp khi Việt Nam tham gia ký kết các điều ước quốc tế. Trong thời gian qua, nhiều vấn đề chúng ta còn bị động trong sự tiếp nhận, từ đó thiếu sự chuẩn bị cần thiết khi tham gia, hội nhập quốc tế, nhất là các hiệp định thương mại, đối tác thương mại…

So với Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế hiện hành, dự thảo luật sửa đổi chỉ giữ nguyên 10 điều, bỏ 24 điều, sửa đổi 73 điều và bổ sung 20 điều mới. Do vậy, theo các đại biểu, dự thảo luật lần này gần như là luật mới.

MINH TÂM

Tin cùng chuyên mục