Người có quyền khiếu nại trong tố tụng hình sự

Để tránh sai sót và tiêu cực trong tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) năm 2015 (sẽ có hiệu lực từ ngày 1-7-2016) đã xác định: khiếu nại là phương thức để người tham gia tố tụng tự bảo vệ quyền, lợi ích của bản thân mình và của người khác.

Để tránh sai sót và tiêu cực trong tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự (TTHS) năm 2015 (sẽ có hiệu lực từ ngày 1-7-2016) đã xác định: khiếu nại là phương thức để người tham gia tố tụng tự bảo vệ quyền, lợi ích của bản thân mình và của người khác.

Khiếu nại trong TTHS được quy định từ Điều 469 đến Điều 477 Bộ luật TTHS năm 2015. Theo Điều 469, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại các quyết định tố tụng, hành vi tố tụng khi có căn cứ cho rằng hành vi tố tụng, quyết định tố tụng đó là trái pháp luật, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Cụ thể, người có quyền khiếu nại các quyết định tố tụng, hành vi tố tụng gồm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật TTHS năm 2015 về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, còn mở rộng thêm người có quyền khiếu nại là người đại diện của người dưới 18 tuổi, thầy cô giáo, đại diện của nhà trường, đoàn thanh niên…

Như vậy, pháp luật cho phép tất cả chủ thể tham gia tố tụng hình sự đều có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền bảo đảm những quyền và lợi ích chính đáng của họ khi những vi phạm pháp luật đã, đang và sẽ gây ra thiệt hại. Vì vậy, người tham gia tố tụng cần sử dụng quyền khiếu nại của mình để góp phần xây dựng một nền tư pháp trong sạch, góp phần vào sự ổn định của đời sống xã hội

Luật sư PHAN VŨ TUẤN
(Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam)

Tin cùng chuyên mục