Nhạc chế cho chuông điện thoại: Từ phì cười đến… phản cảm!

“Loạn”... nhạc chế
Nhạc chế cho chuông điện thoại: Từ phì cười đến… phản cảm!

Nhiều loại nhạc chế với các lời lẽ hết sức thô tục và phản cảm lại được nhiều người cài làm chuông điện thoại vào “dế” yêu của mình, khiến những người vô tình nghe phải đỏ mặt, tía tai. Đây là những hồi chuông phản cảm, gây “nhiễu” cho cộng đồng, thế nhưng gần như không được mấy ai quan tâm. Thậm chí, việc sử dụng thoải mái các loại nhạc chế này cài cho chuông điện thoại đang có xu hướng thịnh hành, lan rộng từ giới trẻ cho đến người trung niên…

“Loạn”... nhạc chế

Tại một cuộc họp do Văn phòng phía Nam của Bộ NN-PTNT phối hợp một công ty rau sạch tổ chức tại khách sạn Majestic (quận 1, TPHCM), không khí khán phòng nghiêm trang khi chủ tọa đoàn đọc diễn văn, bỗng vang lên tiếng la inh ỏi như từ loa phường phát ra: “Đồng bào thủ đô chú ý, B52 xuất hiện”. Âm thanh vang to khiến mọi người giật mình, những nhân viên phục vụ đều nháo nhào chạy bổ đi tìm và phát hiện được nơi phát ra âm thanh như loa phường này là tiếng chuông nhạc của chiếc điện thoại Nokia P200 đang được khổ chủ bỏ trong cặp. Điều đáng bực là người sử dụng điện thoại đã vô tâm đi la cà tận đâu đâu, bỏ lại “dế” mặc sức kêu réo khiến mọi người giật mình và bực tức!

Mới đây, chị Hồ Điệp, chủ một doanh nghiệp lớn của thành phố có bạn thân ở Lâm Đồng ghé thăm, chị đã mời thêm mấy người bạn thân cùng đến quán Sơn Thủy trên đường Võ Văn Tần, quận 3 ăn tối. Bạn bè chưa kịp nâng ly chúc mừng nhau, bỗng nghe tiếng “Bip” của điện thoại và sau đó là giọng đọc to: “5 điều nội quy ăn nhậu: Điều 1 không được cầm nhầm, Điều 2 không được trốn tránh khi trả tiền…”. Tiếng đọc rành rọt khiến mọi người được mời tiệc đều đỏ mặt, tía tai .

Một chuyện dở khóc, dở cười đáng trách nữa là anh Phạm An Hòa ở đường Chu Văn An, Bình Thạnh mời bạn gái đi ăn tối. Do điện thoại hết pin nên cô bạn đã mượn điện thoại của anh để gọi về nhà cho  bố mẹ, nhưng khi cô mới vừa cầm máy lên đã nghe từ máy vang ra giọng nữ thánh thót: “Anh mà đi với con nào, em cắt…”. Cô bạn tá hỏa nên đòi về ngay. Anh Hòa hết sức giải thích đây chỉ là nhạc chuông điện thoại do mấy anh bạn cùng phòng cài để trêu anh nhưng cô bạn vẫn không tha thứ và bữa tối đành phải hủy bỏ.

Tại siêu thị điện thoại Phước Lập Mobile trên đường Võ Thị Sáu, quận 3 đang áp dụng chính sách khuyến mãi dành cho khách mua máy: cài tặng nhạc chuông điện thoại miễn phí. Anh nhân viên tên Huy, giới thiệu: “Ở đây có đầy đủ nhạc chế và nhạc tuyển anh chọn nhạc nào, em chọn cho?”. Tôi hỏi có nhạc nào gây sốc không? Huy cười cho biết: Ở đây có cả thượng vàng hạ cám, từ lời rao “máy bay B52 Hà Nội” cho đến cả “bánh mì Sài Gòn”, anh thích cái nào em cài cho. Nếu thích trẻ thì cài bài “Đại ca ơi, có bồ gọi!”, thích nhí nhảnh thì cài “Bà già bắn máy bay, hôm nay đứt lưng quần…”, còn thích quậy thì cài nhạc chế “Con biết bây giờ mẹ chờ tin con, con sống một đời hành nghề đi chôm…” (xin nói rõ, đây là bài hát nằm trong danh mục nhạc cấm lưu hành, vậy mà vẫn có một số người dùng cài làm chuông điện thoại).

“Lẩu” thập cẩm!

Anh Nguyễn Hùng, chủ cửa hàng điện thoại Minh Sang nằm trước cửa chợ Phạm Thế Hiển (quận 8) cho biết: Các loại nhạc chế này người ta đổ đầy trên mạng, các cửa hàng chỉ cần lên đó tải về là có thể cung cấp cho khách. Có nơi cài miễn phí cho khách mua máy mới, có nơi cài dịch vụ 2.000đ/bản nhạc “độc”...

Nhạc chế cho chuông điện thoại: Từ phì cười đến… phản cảm! ảnh 2

Khách hàng ghi danh sách, chờ tải nhạc chuông điện thoại di động (ảnh chụp lúc 10g45 sáng nay,17-8, tại thegioididong). Ảnh: ĐỨC TRÍ

Điều đáng ngại là có những người muốn tạo sự chú ý của mọi người nên sẵn sàng cài vào điện thoại mình những lời chỉ dành cho chốn phòng the như “Vợ ơi, ngủ thôi” hoặc những câu quái đản như “Bẩm cụ…”, “Kính ngài, có điện thoại ạ”, “Đứa nào gọi ông đấy?”, “Đại ca đang ngủ, đừng làm phiền!”. Thậm chí, có chủ nhân còn cài hẳn đoạn ca cải lương: “Hãy nhấc máy đi anh, em đang chờ đang đợi. Anh mà không nhấc máy lên em bóp chết bây giờ…”.

Theo một cán bộ của Sở VHTT thành phố, việc sử dụng nhạc chuông điện thoại không đúng chỗ đã là làm phiền người khác và việc bắt họ nghe những lời lẽ khó nghe chính là 2 lần đã xúc phạm. Thật ra hiện nay khó có thể ép buộc hay yêu cầu người sử dụng phải cài nhạc chuông điện thoại theo kiểu  nào, bởi hiện chưa có quy định nào về vấn đề này. Cho nên, mọi người cứ cài thoải mái theo ý mình, như kiểu “lẩu thập cẩm”.

Cái “tôi” không đúng chỗ

Luật gia, Thạc sĩ Lại Thế Luyện, giảng viên Khoa Tâm  lý Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM cho biết, xu hướng sử dụng nhạc chuông điện thoại tùy ý đang là cách muốn thể hiện cái tôi của mỗi người hiện nay. Nhiều người cho rằng đây là quyền cá nhân của mình nên có thể cài nhạc chế tùy thích và mặc kệ cho người nghe có chịu được hay không. Nhiều người cho rằng nhạc chuông càng độc đáo thì người khác càng chú ý đến mình. Tuy nhiên đây là sự khẳng định cái tôi không đúng chỗ và sẽ khiến cho người khác đánh giá thấp về nhân cách của họ.

Đây là hành động nhỏ nhưng nếu không uốn nắn thì nó sẽ thành thói quen phát triển nhanh và ảnh hưởng đến việc phát triển nhân cách của một con người. Chưa kể đến, nếu những loại nhạc chuông nhảm nhí này mà người nước ngoài nghe và hiểu được, thì không biết họ sẽ nghĩ như thế nào về văn hóa Việt Nam! Trong tình trạng chưa có quy định của cơ quan chức năng về vấn đề này, cách ngăn chặn tốt nhất chính là sự tẩy chay của bạn bè, người nghe đối với sở thích có thể nói là thiếu văn hóa của người sử dụng chuông điện thoại kiểu “kinh dị”. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ đừng vì lợi ích trước mắt mà tiếp tay cho một kiểu sống lệch lạc của giới trẻ. Có như thế mới hy vọng dập tắt được loại nhạc chế nhảm nhí đang bùng phát quá nhanh này.

Việt Nhân

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Cầu mây Việt Nam vô địch World cup 2025: Chiến thắng của khát vọng

Cầu mây Việt Nam vô địch World cup 2025: Chiến thắng của khát vọng

Kể lại trận chung kết "thần sầu" với 4 cô gái Thái Lan ở Ấn Độ hôm 22-3, đội trưởng Nguyễn Thị Yến (tuyển Cầu mây Việt Nam) vẫn chưa hết nghẹn ngào, bởi lẽ xuất phát điểm của cô và các đồng đội vốn không được xếp vào diện ứng cử viên cho ngôi vô địch.

Người đảng viên viết tiếp câu chuyện trên miền cổ tích - Sức thuyết phục từ tấm lòng tận tụy

Người đảng viên viết tiếp câu chuyện trên miền cổ tích - Sức thuyết phục từ tấm lòng tận tụy

Dẫn tôi đi qua những cung đường, những cây cầu vừa được làm mới sau bão số 3 (Yagi), Bí thư Đảng ủy xã Bùi Tiến Sỹ giới thiệu: Đảng bộ và nhân dân xã đã “biến đau thương thành hành động”, từ công sức của mỗi người dân trong xã và sự hỗ trợ của những bạn bè từng đến với Ngọc Chiến, đã có hơn 11 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa để tu sửa, nâng cấp các công trình dân sinh.

Người Đảng viên viết tiếp câu chuyện miền cổ tích: Bắt đầu từ những việc “cùng dân”

Người Đảng viên viết tiếp câu chuyện miền cổ tích: Bắt đầu từ những việc “cùng dân”

“Đầu tháng 11-2024, UBND tỉnh Sơn La ban hành quyết định phê duyệt đồ án “Quy hoạch chung đô thị mới Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đến năm 2045”. Vùng đất vốn heo hút thuở nào sẽ là đô thị du lịch với quy mô diện tích lập quy hoạch khoảng 21.219ha, dân số dự kiến khoảng 30.000 người...”.

Vượt giới hạn bằng đam mê sáng tạo

Vượt giới hạn bằng đam mê sáng tạo

Dự án “Vision Mate - Kính hỗ trợ người khiếm thị” của học sinh Nguyễn Tấn Dũng (lớp 12A3 Trường THPT Bùi Dục Tài, thôn Lương Điền, xã Hải sơn, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng trị) vừa đoạt giải ba tại Cuộc thi Nghiên cứu Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh phổ thông tổ chức tại TPHCM. Kết quả sẽ tiếp thêm động lực để Nguyễn Tấn Dũng hoàn thiện dự án nhiều ý nghĩa vì cộng đồng này.

Người trẻ tình nguyện vì cộng đồng

Người trẻ tình nguyện vì cộng đồng

Mỗi một mô hình đều được triển khai thực hiện với tất cả sự tâm huyết, mang đậm dấu ấn của tuổi trẻ. Không chỉ vậy, nhiều mô hình ý nghĩa còn góp phần tuyên truyền, kêu gọi các bạn trẻ sống trách nhiệm, cống hiến vì cộng đồng.

Cô giáo U80 bán vé số để "nuôi" lớp học tình thương

Cô giáo U80 bán vé số để "nuôi" lớp học tình thương

Bà Nguyễn Thị Ba, 77 tuổi (ngụ Phường Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương), một nhà giáo về hưu, đã chọn cuộc sống độc lập không phiền hà ai, bán vé số mưu sinh. Rồi bà gặp nhiều đứa trẻ phải ra đời mưu sinh sớm, không biết chữ. Nghĩ mình là giáo viên và còn khoẻ, bà xin vào dạy học miễn phí cho lớp học tình thương, dành số tiền bán vé số ít ỏi mua bánh trái, tập vở cho tụi nhỏ...

Lớp học yêu thương ở vùng ven

Lớp học yêu thương ở vùng ven

Vui nhộn, rộn ràng… buổi học tại Trường Tiểu học Hoà Tiến 1 bắt đầu bằng những tiết mục văn nghệ "cây nhà lá vườn" của các em học sinh cùng cô giáo đứng lớp là đoàn viên tình nguyện. Điều khác biệt ở lớp học này, sự tiến bộ nhỏ, mỗi nụ cười hay ánh mắt tự tin của học sinh mới chính là "thành tích" của cô và trò.

Ông A Sỹ (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) hướng dẫn người dân trồng sâm. Ảnh: HỮU PHÚC

“Vua sâm” giúp dân thoát nghèo

Lo sợ sâm Ngọc Linh tuyệt chủng, ông A Sỹ lặn lội tìm kiếm sâm tự nhiên trong rừng về trồng để bảo tồn. Ông cũng giúp hàng trăm hộ dân thay đổi nếp nghĩ cách làm, phát triển vườn sâm gia đình, giúp đồng bào Xơ Đăng ở huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) vươn lên thoát nghèo.

Bảo tàng Bác Hồ của lão nông 90 tuổi

Bảo tàng Bác Hồ của lão nông 90 tuổi

Được gặp Bác Hồ vào năm 1963, từ đó ông Trần Văn Cao (ở xóm Đường, xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) đã ấp ủ sẽ mở một phòng lưu niệm về sự nghiệp của Người. Suốt mấy chục năm sau đó, ông Cao dày công đi sưu tầm ảnh về Bác Hồ. Đầu năm 2023, ông Cao lấy 40 triệu đồng từ tiền tiết kiệm nhiều năm ra để mở Phòng lưu niệm Bác Hồ ngay tại nhà, với hơn 800 bức ảnh được sắp xếp theo trình tự thời gian. 

“Anh nuôi” của hàng ngàn em nhỏ vùng cao Mộc Châu

“Anh nuôi” của hàng ngàn em nhỏ vùng cao Mộc Châu

Khi chúng tôi đến cổng điểm trường Phiêng Cài (xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La), từ trên đồi cao, bọn trẻ đã rộn ràng reo lên: chú Hải Anh, chú công an! Bọn trẻ túa ra khoanh tay chào. Những khuôn mặt ngây thơ, những má hồng tươi xinh trong nắng thu Châu Mộc.

Nhà “săn hạt” Cao Văn Sơn và một đề xuất táo bạo

Nhà “săn hạt” Cao Văn Sơn và một đề xuất táo bạo

Trong thế giới hạt cơ bản, neutrino được giới Vật lý hạt gọi là “hạt ma” bởi tính chất kỳ lạ, biến đổi khôn lường. Tại Việt Nam, nhiều nhà vật lý hạt đã tham gia săn “hạt ma”, trong đó, TS Cao Văn Sơn (Trung tâm ICISE, TP Quy Nhơn, Bình Định) được ví như “thuyền trưởng”. Sau nhiều năm du học, anh lựa chọn trở về để góp sức nâng tầm khoa học thực nghiệm tại quê hương.

Xanh mãi làng tre Phú An

Xanh mãi làng tre Phú An

Hơn 20 năm đã qua, từ ý tưởng của TS Diệp Thị Mỹ Hạnh, Giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia TPHCM, làng tre Phú An trở thành nơi sưu tập, bảo tồn tre cũng như tạo ra nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường, góp phần nâng cao giá trị cây tre Việt Nam.

Chị Bảy Đông của cánh đồng 41

Chị Bảy Đông của cánh đồng 41

Gần 60 năm đã trôi qua, những ký ức năm nào vẫn vẹn nguyên. Bà Du Thị Đông hay còn gọi là chị Bảy Đông (ở Tân Hoà, Tân Thạnh, Long An) là nhân chứng sống duy nhất trong trận thảm sát trên cánh đồng vào năm 1967 tại huyện Tân Thạnh, Long An. Sau ngày hoà bình, dù đôi tay không còn nguyên vẹn nhưng người dân công hoả tuyến năm nào đã tự nguyện hiến đất, xây bia tưởng niệm như một sự nhắc nhớ cho thế hệ về sau về quá khứ hào hùng của dân tộc.

Người nâng tầm tre Việt

Người nâng tầm tre Việt

Nằm dọc Tỉnh lộ 14, làng Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, TP Huế không chỉ nổi tiếng với những mặt hàng nông sản như khoai, đậu, ớt..., mà còn được biết đến như là cái nôi của nghề mây tre đan. Người làm sống lại nghề mây tre đan truyền thống Thủy Lập trong những năm gần đây chính là ông Trần Lợi - một “báu vật sống” của ngôi làng.

Chiến thắng Pwn2Own, khẳng định trí tuệ Việt Nam

Chiến thắng Pwn2Own, khẳng định trí tuệ Việt Nam

Pwn2Own là một trong những cuộc thi an ninh mạng lớn và uy tín nhất thế giới, được tổ chức thường niên. Năm 2024, Pwn2Own diễn ra ở Ireland, và đội ngũ kỹ sư Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security - VCS) đã giành ngôi vô địch.

Cô giáo đưa sợi cói vươn ra thế giới

Cô giáo đưa sợi cói vươn ra thế giới

Là một giáo viên dạy nhạc, song nhận thấy thế mạnh của làng nghề thủ công dệt cói Kim Sơn, chị Trần Thùy Nhi đã thành lập Công ty TNHH Vina Handicrafts để đưa các sản phẩm từ cói có mặt tại hơn 20 quốc gia trên thế giới.