Ở cửa ngõ phía Tây thành phố, trên quốc lộ (QL) 1A (đoạn qua huyện Bình Chánh), hàng ngàn phương tiện, chủ yếu là xe máy tấp nập hướng về thành phố. Khoảng 17 giờ 30 - 19 giờ, dòng xe máy, xe khách, ô tô… nối đuôi nhau qua cầu Bình Điền, kéo dài trên đường Kinh Dương Vương đến Bến xe miền Tây. Tuy mật độ phương tiện đông nhưng không xảy ra tình trạng ùn ứ, phương tiện lưu thông tương đối thông thoáng.
Bên trong Bến xe miền Tây lượng xe từ các tỉnh như Cần Thơ, Cà Mau, Trà Vinh, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang… cũng tấp nập về bến trả khách. Dù lượng xe về nhiều nhưng không xảy ra ùn ứ vì hành khách đến bến có người nhà đón hoặc lên xe buýt đi ngay. Giám đốc Bến xe miền Tây Nguyễn Ngọc Thừa cho biết, trong ngày có hơn 1.600 xe về bến với lượng hành khách vào khoảng 50.000 - 52.000 lượt.
Ở cửa ngõ phía Đông, tại Bến xe miền Đông, lượng khách đổ về không đông như Bến xe miền Tây. Hầu hết hành khách về bến cũng được người nhà hoặc đón xe ôm đi ngay. Do vậy, giao thông quanh khu vực bến xe thông thoáng, phương tiện di chuyển dễ dàng. Theo lãnh đạo bến xe, lượng hành khách về lại thành phố thông qua bến trong ngày 1-5 là 52.500 lượt khách, tương đương với khoảng 1.700 lượt xe ra-vào bến. Lượng khách tập trung chủ yếu ở các tuyến đường có cự ly trung bình ngắn như Vũng Tàu, Đà Lạt, Phan Thiết, Nha Trang... Cùng ngày, ga Sài Gòn đón 16 đoàn tàu chở khoảng 10.000 lượt hành khách từ các tỉnh miền Trung về lại thành phố.
Từ xế chiều 1-5, dòng xe máy từ các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... tấp nập đổ về bến phà Cát Lái, phía bờ Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai để qua phà về TPHCM. Dưới trời nắng nóng, nhiều người cảm thấy mệt mỏi để chờ đến lượt được qua phà. Dần về chiều, thời tiết dịu mát, dòng xe cộ tấp nập đổ về nhiều hơn khiến bến phà Cát Lái, phía bờ Nhơn Trạch, trở nên quá tải. Ban giám đốc bến phà đã huy động toàn bộ nhân lực cũng như phương tiện, trong đó có nhiều chiếc phà công suất lớn để giải tỏa hành khách. Phó giám đốc Xí nghiệp Quản lý phà Thanh niên xung phong TP Nguyễn Thanh Tuấn cho biết trong ngày, xí nghiệp đã tăng thêm 85 chuyến phục vụ khách. Dự kiến có khoảng 90.000 lượt khách qua phà.
Trong khi đó, khoảng 17 giờ cùng ngày, tại sân bay Tân Sơn Nhất dù lượng hành khách đáp chuyến bay ngày càng đông nhưng tình hình giao thông từ bên trong sân bay ra đến ngoài vẫn đảm bảo trật tự. Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, tuần tra để điều tiết giao thông, đảm bảo an ninh, trật tự.
Trước đó, khoảng 15 giờ 30, trên QL1 từ ngã ba Định Quán về Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, từ đầu giờ chiều lượng phương tiện bắt đầu đông đúc. Xe cộ đưa người dân trở lại nơi làm việc đông nườm nượp nên đã xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài. Các phương tiện di chuyển rất chậm. Tại các nút giao quan trọng, như ngã ba Định Quán, ngã tư Dầu Giây, ngã ba Trị An…, ô tô, xe khách, xe tải nối đuôi nhau nhích từng centimét trên đường, mặt dù có lực lượng chức năng điều tiết, phân luồng. Trên tuyến QL51 hướng từ Vũng Tàu về TPHCM đoạn qua Đồng Nai, lượng xe đông dẫn đến di chuyển chậm, ùn ứ cục bộ. Tại nút giao giữa QL51 với đường dẫn lên tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây từ khoảng 17-19 giờ, phương tiện (chủ yếu ô tô) qua đây tăng cao nên tốc độ di chuyển rất chậm.
° Ngày 1-5, các bến xe, ngả đường cửa ngõ Hà Nội lại rơi vào tình trạng quá tải do người dân ùn ùn quay trở lại thành phố.
Tại Bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát, Mỹ Đình, từ trưa 1-5, xe khách từ các tỉnh liên tiếp nối nhau về bến trả khách. Trong khi đó, số lượng taxi, xe ôm tụ tập quá đông khiến khu vực cổng vào các bến đều ùn ứ, lộn xộn. Các chuyến xe buýt rời bến đông nghẹt hành khách. Theo phản ánh từ hành khách, tình trạng nhà xe nhồi nhét hành khách và tăng giá vé xuất hiện trên nhiều tuyến như Ninh Bình - Hà Nội, Thanh Hóa - Hà Nội, Nghệ An - Hà Nội, Tuyên Quang - Hà Nội; nhiều nhà xe bắt khách dọc đường đã tăng giá vé thêm 50%-70% so với ngày thường, hầu hết các xe đều chở quá tải. Tình trạng ùn tắc cũng gia tăng tại các quốc lộ hướng về Hà Nội, trong đó có cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, khiến các phương tiện di chuyển khó khăn. Các tuyến đường chính dẫn vào trung tâm thành phố Hà Nội như quốc lộ 32, đường Pháp Vân - Giải Phóng, đường quốc lộ 5… bị ùn tắc.
Bên trong Bến xe miền Tây lượng xe từ các tỉnh như Cần Thơ, Cà Mau, Trà Vinh, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang… cũng tấp nập về bến trả khách. Dù lượng xe về nhiều nhưng không xảy ra ùn ứ vì hành khách đến bến có người nhà đón hoặc lên xe buýt đi ngay. Giám đốc Bến xe miền Tây Nguyễn Ngọc Thừa cho biết, trong ngày có hơn 1.600 xe về bến với lượng hành khách vào khoảng 50.000 - 52.000 lượt.
Ở cửa ngõ phía Đông, tại Bến xe miền Đông, lượng khách đổ về không đông như Bến xe miền Tây. Hầu hết hành khách về bến cũng được người nhà hoặc đón xe ôm đi ngay. Do vậy, giao thông quanh khu vực bến xe thông thoáng, phương tiện di chuyển dễ dàng. Theo lãnh đạo bến xe, lượng hành khách về lại thành phố thông qua bến trong ngày 1-5 là 52.500 lượt khách, tương đương với khoảng 1.700 lượt xe ra-vào bến. Lượng khách tập trung chủ yếu ở các tuyến đường có cự ly trung bình ngắn như Vũng Tàu, Đà Lạt, Phan Thiết, Nha Trang... Cùng ngày, ga Sài Gòn đón 16 đoàn tàu chở khoảng 10.000 lượt hành khách từ các tỉnh miền Trung về lại thành phố.
Từ xế chiều 1-5, dòng xe máy từ các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu... tấp nập đổ về bến phà Cát Lái, phía bờ Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai để qua phà về TPHCM. Dưới trời nắng nóng, nhiều người cảm thấy mệt mỏi để chờ đến lượt được qua phà. Dần về chiều, thời tiết dịu mát, dòng xe cộ tấp nập đổ về nhiều hơn khiến bến phà Cát Lái, phía bờ Nhơn Trạch, trở nên quá tải. Ban giám đốc bến phà đã huy động toàn bộ nhân lực cũng như phương tiện, trong đó có nhiều chiếc phà công suất lớn để giải tỏa hành khách. Phó giám đốc Xí nghiệp Quản lý phà Thanh niên xung phong TP Nguyễn Thanh Tuấn cho biết trong ngày, xí nghiệp đã tăng thêm 85 chuyến phục vụ khách. Dự kiến có khoảng 90.000 lượt khách qua phà.
Trong khi đó, khoảng 17 giờ cùng ngày, tại sân bay Tân Sơn Nhất dù lượng hành khách đáp chuyến bay ngày càng đông nhưng tình hình giao thông từ bên trong sân bay ra đến ngoài vẫn đảm bảo trật tự. Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, tuần tra để điều tiết giao thông, đảm bảo an ninh, trật tự.
Trước đó, khoảng 15 giờ 30, trên QL1 từ ngã ba Định Quán về Biên Hòa tỉnh Đồng Nai, từ đầu giờ chiều lượng phương tiện bắt đầu đông đúc. Xe cộ đưa người dân trở lại nơi làm việc đông nườm nượp nên đã xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài. Các phương tiện di chuyển rất chậm. Tại các nút giao quan trọng, như ngã ba Định Quán, ngã tư Dầu Giây, ngã ba Trị An…, ô tô, xe khách, xe tải nối đuôi nhau nhích từng centimét trên đường, mặt dù có lực lượng chức năng điều tiết, phân luồng. Trên tuyến QL51 hướng từ Vũng Tàu về TPHCM đoạn qua Đồng Nai, lượng xe đông dẫn đến di chuyển chậm, ùn ứ cục bộ. Tại nút giao giữa QL51 với đường dẫn lên tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây từ khoảng 17-19 giờ, phương tiện (chủ yếu ô tô) qua đây tăng cao nên tốc độ di chuyển rất chậm.
° Ngày 1-5, các bến xe, ngả đường cửa ngõ Hà Nội lại rơi vào tình trạng quá tải do người dân ùn ùn quay trở lại thành phố.
Tại Bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát, Mỹ Đình, từ trưa 1-5, xe khách từ các tỉnh liên tiếp nối nhau về bến trả khách. Trong khi đó, số lượng taxi, xe ôm tụ tập quá đông khiến khu vực cổng vào các bến đều ùn ứ, lộn xộn. Các chuyến xe buýt rời bến đông nghẹt hành khách. Theo phản ánh từ hành khách, tình trạng nhà xe nhồi nhét hành khách và tăng giá vé xuất hiện trên nhiều tuyến như Ninh Bình - Hà Nội, Thanh Hóa - Hà Nội, Nghệ An - Hà Nội, Tuyên Quang - Hà Nội; nhiều nhà xe bắt khách dọc đường đã tăng giá vé thêm 50%-70% so với ngày thường, hầu hết các xe đều chở quá tải. Tình trạng ùn tắc cũng gia tăng tại các quốc lộ hướng về Hà Nội, trong đó có cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, khiến các phương tiện di chuyển khó khăn. Các tuyến đường chính dẫn vào trung tâm thành phố Hà Nội như quốc lộ 32, đường Pháp Vân - Giải Phóng, đường quốc lộ 5… bị ùn tắc.
Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia cho biết, trong ngày 1-5, cả nước xảy ra 37 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 27 người, bị thương 33 người. Như vậy, trong 4 ngày nghỉ lễ (từ ngày 28-4 đến 1-5), cả nước xảy ra 113 vụ, làm chết 79 người, bị thương 79 người, so với 4 ngày nghỉ lễ năm 2017 số vụ giảm 9,6%, số người chết giảm 19,4%, số người bị thương giảm 12%.
Hầu hết TNGT xảy ra trên đường bộ, đường sắt chỉ xảy ra 1 vụ, làm chết 1 người; đường thủy và hàng hải không để xảy ra TNGT. Theo đánh giá của ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia, nhìn chung tình hình trật tự ATGT trong 4 ngày kỳ nghỉ lễ được đảm bảo, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ vẫn diễn biến phức tạp, tình trạng xe khách chở quá số người quy định diễn ra nhiều trong ngày đầu và ngày cuối kỳ nghỉ, nhất là các tuyến Hà Nội -Thanh Hóa, Nghệ An; vẫn còn xảy ra hiện tượng ô tô đón trả khách trái quy định trên các tuyến đường cao tốc chưa được các lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý triệt để.
Bên cạnh đó, vẫn xảy ra ùn tắc giao thông trong ngày đầu và cuối kỳ nghỉ lễ, tại một số tuyến quốc lộ, tuyến đường vành đai, cửa ngõ ra vào thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM và một số khu du lịch đã xảy ra ùn tắc giao thông khá nghiêm trọng. Trong đó, một số tuyến đường cao tốc xuất hiện ùn ứ cục bộ ở các trạm thu phí. Nguyên nhân là do hạn chế về ý thức chấp hành pháp luật trật tự ATGT của một bộ phận người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là hành vi lái xe vi phạm quy định về nồng độ cồn, tốc độ; không đội nón bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy; đi sai phần đường, làn đường; chuyển hướng không chú ý quan sát; đối tượng liên quan tới TNGT phần lớn là người đi mô tô, xe máy.
Chiều 1-5, Sở Y tế TPHCM thông tin, trong 3 ngày nghỉ lễ (từ ngày 28 đến ngày 30-4), các cơ sở y tế trên địa bàn TP tiếp nhận 7.961 trường hợp khám, cấp cứu, tai nạn. Trong đó, 953 trường hợp tai nạn giao thông (TNGT), 775 trường hợp tai nạn sinh hoạt, 207 trường hợp cấp cứu do đả thương, 29 ca ngộ độc và 4.794 ca cấp cứu nhập viện do nguyên nhân khác, khiến 26 người tử vong. Đặc biệt, tổng số ca cấp cứu, tai nạn và tử vong chủ yếu xảy ra vào ngày 30-4. Tại Bệnh viện (BV) Nhân dân 115, trong ngày 29-4, khoa cấp cứu của BV tiếp nhận 269 ca bệnh (33 ca do TNGT); ngày 30-4 tiếp nhận 297 trường hợp (34 ca do TNGT) và đến trưa 1-5, khoa tiếp nhận thêm 111 trường hợp đến khám, cấp cứu. Còn theo số liệu tại Trung tâm Cấp cứu 115 TPHCM, trong 2 ngày 28 và 29-4, trung tâm ghi nhận không có ca bệnh đến khám, cấp cứu. Đến ngày 30-4, đội ngũ y bác sĩ tại trung tâm trực tiếp sơ cấp cứu 10 ca do TNGT. Các trường hợp đa chấn thương được chuyển viện đến BV Nhân dân 115, BV Trưng Vương và không ghi nhận trường hợp tử vong.
Tại BV Chợ Rẫy, bác sĩ Lê Phước Đại - Khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy cho biết, đội ngũ y bác sĩ tại khoa tiếp nhận 854 trường hợp nhập viện cấp cứu (ngày 28-4 là 269 trường hợp; ngày 29-4 là 273 trường hợp; ngày 30-4 là 312 trường hợp). “Trong đó khoảng 15%-20% là các trường hợp nhập viện vì TNGT, thường là những ca chấn thương nặng được chuyển từ các BV tuyến địa phương đến để tiếp tục điều trị” - bác sĩ Lê Phước Đại cho biết.
Tại BV Chợ Rẫy, bác sĩ Lê Phước Đại - Khoa Cấp cứu BV Chợ Rẫy cho biết, đội ngũ y bác sĩ tại khoa tiếp nhận 854 trường hợp nhập viện cấp cứu (ngày 28-4 là 269 trường hợp; ngày 29-4 là 273 trường hợp; ngày 30-4 là 312 trường hợp). “Trong đó khoảng 15%-20% là các trường hợp nhập viện vì TNGT, thường là những ca chấn thương nặng được chuyển từ các BV tuyến địa phương đến để tiếp tục điều trị” - bác sĩ Lê Phước Đại cho biết.