Sự kết hợp tai hại
Theo sắc lệnh được Tổng thống Donald Trump ký ngày 8-3, Mỹ sẽ áp thuế 25% đối với mặt hàng thép và 10% đối với mặt hàng nhôm nhập khẩu, bắt đầu có hiệu lực trong vòng 15 ngày tới. Các chuyên gia cho rằng quyết định của Tổng thống Donald Trump sẽ là đòn giáng mạnh vào Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU), đồng thời có thể tạo ra các cuộc chiến thương mại mới.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan cho rằng quyết định nêu trên của Tổng thống Donald Trump sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Ông Ryan khẳng định sẽ tiếp tục thuyết phục chính phủ thu hẹp danh sách các nước bị áp mức thuế cao đối với thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ, theo đó chỉ bao gồm những nước vi phạm luật thương mại. Ông Ryan là quan chức thuộc phe Cộng hòa chỉ trích mạnh mẽ nhất kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Jeff Flake đến từ bang Arizona cho rằng mức áp thuế mới là “sự kết hợp tai hại” giữa chủ nghĩa bảo hộ và sự bất ổn, gây tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế. Ông Flake cam kết sẽ đưa ra một dự thảo luật nhằm bác bỏ chính sách thuế mới và cảnh báo chiến tranh thương mại là cuộc chiến mà không bên nào giành thắng lợi. Chung quan điểm này, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Cộng hòa đại diện bang Utah Orrin Hatch nhận định việc tăng mức thuế đối với thép và nhôm là một chính sách “sai lầm” của Tổng thống Donald Trump. Ông Hatch, vốn là quan chức thân cận với Tổng thống Donald Trump, cho rằng quyết định của nhà lãnh đạo Mỹ sẽ làm tiêu tan những lợi ích mà đạo luật thuế mới đây mang lại.
Cách tiếp cận sai lầm
Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland tuyên bố Canada sẽ tiếp tục nỗ lực bác bỏ chính sách nâng mức áp thuế của Mỹ, mặc dù Canada được miễn trừ chính sách này cùng với Mexico. Ngoại trưởng Brazil Aloysio Nunes tái khẳng định Brazil sẽ đưa ra các bước đi cần thiết, cả song phương và đa phương, để bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia Nam Mỹ này. Canada và Brazil là hai nhà cung cấp thép và nhôm lớn nhất cho Mỹ.
Từ châu Âu, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire cho biết Pháp sẽ cùng các đối tác trong EU đánh giá các hệ quả và đưa ra phản ứng phù hợp. Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox cho rằng động thái của Tổng thống Donald Trump là “cách tiếp cận sai lầm” đối với những vấn đề về thương mại. EU dọa sẽ đáp trả bằng cách đánh thuế 25% đối với khoảng 3,5 tỷ USD hàng hóa Mỹ vào những thương hiệu biểu tượng của Mỹ, từ hàng nông sản cho tới thép.
Tại châu Á, trong tuyên bố ngày 9-3, Bộ Thương mại Trung Quốc phản đối quyết định nêu trên của Mỹ, cho biết sẽ đánh giá các thiệt hại và cảnh báo mức áp thuế mới sẽ “tác động nghiêm trọng tới trật tự thương mại quốc tế thông thường”. Các hiệp hội thép và kim loại của Trung Quốc cũng đã kêu gọi chính phủ nước này đưa ra các biện pháp đáp trả nhằm vào các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ như thép không gỉ, than đá, nông sản và đồ điện tử.
Trong khi đó, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Thương mại Hàn Quốc cho rằng mức áp thuế cao hơn đối với thép và nhôm sẽ khiến chi phí sản xuất của 2 hãng sản xuất ô tô Hyundai và Kia tăng, gây bất lợi cho các nhà sản xuất Hàn Quốc trước các đối thủ từ Mỹ. Quan chức trên còn cảnh báo việc Mỹ nâng mức áp thuế sẽ tác động tới tiến trình tái đàm phán thỏa thuận thương mại tự do Mỹ - Hàn đang diễn ra. Chính phủ Hàn Quốc cũng để ngỏ khả năng đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Theo sắc lệnh được Tổng thống Donald Trump ký ngày 8-3, Mỹ sẽ áp thuế 25% đối với mặt hàng thép và 10% đối với mặt hàng nhôm nhập khẩu, bắt đầu có hiệu lực trong vòng 15 ngày tới. Các chuyên gia cho rằng quyết định của Tổng thống Donald Trump sẽ là đòn giáng mạnh vào Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU), đồng thời có thể tạo ra các cuộc chiến thương mại mới.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan cho rằng quyết định nêu trên của Tổng thống Donald Trump sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Ông Ryan khẳng định sẽ tiếp tục thuyết phục chính phủ thu hẹp danh sách các nước bị áp mức thuế cao đối với thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ, theo đó chỉ bao gồm những nước vi phạm luật thương mại. Ông Ryan là quan chức thuộc phe Cộng hòa chỉ trích mạnh mẽ nhất kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump. Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Jeff Flake đến từ bang Arizona cho rằng mức áp thuế mới là “sự kết hợp tai hại” giữa chủ nghĩa bảo hộ và sự bất ổn, gây tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế. Ông Flake cam kết sẽ đưa ra một dự thảo luật nhằm bác bỏ chính sách thuế mới và cảnh báo chiến tranh thương mại là cuộc chiến mà không bên nào giành thắng lợi. Chung quan điểm này, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Cộng hòa đại diện bang Utah Orrin Hatch nhận định việc tăng mức thuế đối với thép và nhôm là một chính sách “sai lầm” của Tổng thống Donald Trump. Ông Hatch, vốn là quan chức thân cận với Tổng thống Donald Trump, cho rằng quyết định của nhà lãnh đạo Mỹ sẽ làm tiêu tan những lợi ích mà đạo luật thuế mới đây mang lại.
Cách tiếp cận sai lầm
Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland tuyên bố Canada sẽ tiếp tục nỗ lực bác bỏ chính sách nâng mức áp thuế của Mỹ, mặc dù Canada được miễn trừ chính sách này cùng với Mexico. Ngoại trưởng Brazil Aloysio Nunes tái khẳng định Brazil sẽ đưa ra các bước đi cần thiết, cả song phương và đa phương, để bảo vệ quyền và lợi ích của quốc gia Nam Mỹ này. Canada và Brazil là hai nhà cung cấp thép và nhôm lớn nhất cho Mỹ.
Từ châu Âu, Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire cho biết Pháp sẽ cùng các đối tác trong EU đánh giá các hệ quả và đưa ra phản ứng phù hợp. Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox cho rằng động thái của Tổng thống Donald Trump là “cách tiếp cận sai lầm” đối với những vấn đề về thương mại. EU dọa sẽ đáp trả bằng cách đánh thuế 25% đối với khoảng 3,5 tỷ USD hàng hóa Mỹ vào những thương hiệu biểu tượng của Mỹ, từ hàng nông sản cho tới thép.
Tại châu Á, trong tuyên bố ngày 9-3, Bộ Thương mại Trung Quốc phản đối quyết định nêu trên của Mỹ, cho biết sẽ đánh giá các thiệt hại và cảnh báo mức áp thuế mới sẽ “tác động nghiêm trọng tới trật tự thương mại quốc tế thông thường”. Các hiệp hội thép và kim loại của Trung Quốc cũng đã kêu gọi chính phủ nước này đưa ra các biện pháp đáp trả nhằm vào các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ như thép không gỉ, than đá, nông sản và đồ điện tử.
Trong khi đó, một quan chức cấp cao thuộc Bộ Thương mại Hàn Quốc cho rằng mức áp thuế cao hơn đối với thép và nhôm sẽ khiến chi phí sản xuất của 2 hãng sản xuất ô tô Hyundai và Kia tăng, gây bất lợi cho các nhà sản xuất Hàn Quốc trước các đối thủ từ Mỹ. Quan chức trên còn cảnh báo việc Mỹ nâng mức áp thuế sẽ tác động tới tiến trình tái đàm phán thỏa thuận thương mại tự do Mỹ - Hàn đang diễn ra. Chính phủ Hàn Quốc cũng để ngỏ khả năng đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).